Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Độ tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất? 5 độ tuổi sinh đẻ và lưu ý

Những độ tuổi sinh sản của phụ nữ: từ khi có kinh nguyệt đến dưới 20 tuổi, từ 20-30 tuổi, khoảng 30 tuổi, sau 40 tuổi,... Hãy cùng Nhà thuốc An Khang theo dõi bài viết sau đây để biết độ tuổi sinh con tốt nhất là khi nào và lên kế hoạch mang thai an toàn nhé!

Chức năng sinh sản của phụ nữ

Hệ thống sinh sản nữ là một nhóm các cơ quan hoạt động cùng nhau để thực hiện chức năng sinh sản như mang thai và sinh con. Chúng còn có chức năng sản xuất hormone sinh dục nữ bao gồm estrogen và progesterone.

Hệ sinh dục nữ bao gồm các cơ quan như: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung, âm đạo, âm hộ,…

Khi cơ thể bắt đầu có chu kỳ kinh nguyệt, chỉ còn khoảng 400 000 nang trứng khỏe mạnh còn hoạt động và sau mỗi kỳ kinh, vài trăm trứng sẽ mất đi.

Càng lớn tuổi số lượng nang trứng sẽ giảm đi. Điều này cho thấy thời gian sinh sản của nữ giới ngắn hơn so với nam giới.

Ở tuổi dậy thì, cơ thể sẽ tiết ra hormone kích thích buồng trứng và hormone sinh dục nữ giúp bé gái hoàn thiện về mặt sinh dục.

1 Từ khi bắt đầu có kinh đến dưới 20 tuổi

Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên thông thường sẽ xảy ra vào năm 12 tuổi và đây cũng là thời điểm bắt đầu có khả năng sinh sản của nữ giới.

Dưới 20 tuổi chưa phải là độ tuổi thích hợp để sinh con. Các cơ quan sinh sản chưa phát triển toàn diện và các bà mẹ ở độ tuổi này đối mặt với nguy cơ sản giật, viêm nội mạc tử cung sau sinh và nhiễm trùng toàn thân cao hơn so với phụ nữ ở độ tuổi 20–24.

Nhiều trẻ vị thành niên lo lắng khi có thai, thường tự đến các địa điểm có dịch vụ phá thai không an toàn để giải quyết vấn đề mà không nghĩ đến hậu quả, biến chứng gặp phải như: sót nhau, băng huyết, thủng tử cung dẫn đến mất khả năng làm mẹ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Nếu thiếu sự chăm sóc khi mang thai, thai phụ có nguy cơ sinh non, trẻ nhẹ cân suy dinh dưỡng, có thể gặp các bất thường trong sức khỏe. Sau sinh người mẹ dễ bị trầm cảm, không thể tự chăm sóc con mình.

Xem thêm: Những tác hại nguy hiểm của việc tự ý dùng thuốc phá thai

do-tuoi-co-suc-khoe-sinh-san-tot-nhat-la-5-do-tuoi-sinh-de-can-luu-y-1

Phá thai mang lại nhiều biến chứng nguy hiểm

2 Từ 20 đến 30 tuổi

Vào đầu những năm 20 tuổi, khả năng sinh sản của phụ nữ đạt cao nhất. Các nang trứng khỏe nhất sẽ trưởng thành đầu tiên nên tỷ lệ thụ thai cao.

Giảm các nguy cơ bệnh tật sau:

  • Giảm khả năng mắc dị tật bẩm sinh (bệnh Down): vì trứng không chứa bất thường di truyền.
  • Nguy cơ sảy thai giảm, ít trường hợp sinh non, trẻ nhẹ cân.

Từ 25 đến 30 tuổi, khả năng mang thai không cần can thiệp vẫn tương đối ổn định. Tỉ lệ thụ thai trong 3 tháng đầu khoảng 40 - 60%, sau 30 tuổi tỉ lệ này sẽ giảm mỗi năm.

Ở độ tuổi này, nếu bạn chưa thụ thai thành công ít nhất 3 tháng thì nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn về tình trạng sức khoẻ sinh sản của bản thân.

do-tuoi-co-suc-khoe-sinh-san-tot-nhat-la-5-do-tuoi-sinh-de-can-luu-y-2

Độ tuổi 20 đến 30 có sức khỏe sinh sản tốt

3 Từ 31 đến 35 tuổi

Những năm đầu tuổi 30, số lượng trứng có chất lượng tốt còn nhiều nên khả năng mang thai vẫn còn cao. Tuy nhiên cơ hội này sẽ giảm nếu người phụ nữ đó có bất kỳ vấn đề gì về sức khoẻ.

tuổi 32 khả năng thụ thai sẽ giảm dần và bắt đầu giảm đáng kể từ tuổi 35 sẽ giảm đáng kể. Lúc này tỉ lệ mang thai chỉ bằng một nửa so với năm 20 tuổi

Các rủi ro có thể xảy ra:

  • Dễ sảy thai hay thai chết lưu.
  • Tỷ lệ mang thai ngoài tử cung cao.
  • Tỉ lệ sinh thường thấp.
  • Trẻ sơ sinh sức khỏe yếu hơn.

Nên gặp khám thai định kỳ

Nên gặp khám thai định kỳ

4 Từ độ tuổi 40 trở lên

Thông thường từ độ tuổi 40 trở lên cơ thể phụ nữ sẽ bắt đầu thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, đánh dấu sự kết thúc của tuổi sinh sản của nữ giới.

Dấu hiệu của tiền mãn kinh, mãn kinh:

  • Kinh nguyệt không đều, lượng kinh ra ít hoặc nhiều hơn bình thường.
  • Cơ thể dễ nóng bừng, bốc hỏa.
  • Âm đạo bị khô.
  • Đau nhức.
  • Giảm ham muốn.
  • Tâm trạng thất thường.
  • Loãng xương.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư: cổ tử cung, ung thư vú...

Mang thai tuổi càng lớn càng dễ gặp các biến chứng và nguy cơ do số lượng và chất lượng trứng trong cơ thể suy giảm. Vì thế cần cẩn trọng hơn trong quá trình thai kỳ. Người mẹ cần bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Các biến chứng: 

  • Đái tháo đường thai kỳ.
  • Tiền sản giật.
  • Tăng huyết áp.
  • Dị tật thai nhi.

Xem thêm: Các phương pháp điều trị triệu chứng mãn kinh

do-tuoi-co-suc-khoe-sinh-san-tot-nhat-la-5-do-tuoi-sinh-de-can-luu-y-4

Giảm ham muốn ở phụ nữ mãn kinh

5 Độ tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất

Khả năng sinh sản của phụ nữ đạt cao nhất vào khoảng những năm đầu độ tuổi 20, đa số các trứng có nhiễm sắc thể bình thường nên cơ hội thụ thai cao

Tuổi 24 có tỉ lệ trung bình đạt đỉnh cao nhất về khả năng thụ thai, có khoảng 20% có hội mang thai trong một chu kỳ kinh nguyệt.

Ở lứa tuổi này người mẹ có đủ sức khỏe, kinh tế và tìm hiểu kiến thức thai sản để sẵn sàng cho hành trình làm mẹ.

do-tuoi-co-suc-khoe-sinh-san-tot-nhat-la-5-do-tuoi-sinh-de-can-luu-y-5

Độ tuổi tốt nhất để sinh nở

6 Nam giới cũng ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai

Khả năng sản xuất tinh trùng của nam giới là kéo dài suốt đời. Tuy nhiên, càng lớn tuổi nồng độ hormone sinh dục testosterone giảm, dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương ở nam, ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai. 

Theo thời gian tinh trùng sẽ có sự thay đổi về hình thái hoạt động. Trên 50 tuổi hình dạng tinh trùng giảm đến 18% và trạng thái hoạt động giảm đến 37%. Do là nguyên nhân chất lượng tinh trùng bị giảm đáng kể.

Các yếu tố ảnh hưởng khác như tình trạng sức khỏe: bệnh đái tháo đường, bệnh huyết áp tim mạch, béo phì, yếu sinh lý,...

Nam giới cũng ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai

Nam giới cũng ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai

Xem thêm:

  • Cách tính tuổi thai chính xác nhất
  • Các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả nhất hiện nay
  • 20 cách nhận biết có thai chính xác bạn nữ không nên bỏ qua
  • Mang thai mấy tuần thì biết trai hay gái? tháng

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về độ tuổi sinh sản tốt nhất ở nữ giới. Hãy cùng chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!

Nguồn: VOV, Viện y học ứng dụng, Sở Y tế Nam Định, NCBI, Lumen learning, SAGE Journals

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính