Điều kiện xuất viện đối với F0 là trẻ em

Bộ Y tế vừa ban hành các quy định về tiêu chuẩn xuất viện ở trẻ em mắc COVID-19 và theo dõi sau khi trẻ ra viện.

 Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em ban hành kèm Quyết định số 5155/QĐ-BYT ngày 9/11, Bộ Y tế đưa ra quy định về tiêu chuẩn xuất viện ở trẻ mắc COVID-19 và theo dõi sau khi trẻ ra viện.

Cụ thể, điều kiện để trẻ mắc COVID-19 xuất viện như sau:

- Các trường hợp không có triệu chứng lâm sàng trong suốt thời gian điều trị được ra viện khi: Đã được cách ly điều trị tại cơ sở tiếp nhận, điều trị COVID-19 tối thiểu 10 ngày và có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp rRT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ virus thấp (Ct ≥ 30) vào ngày thứ 9.

Điều kiện xuất viện đối với F0 là trẻ em 0

- Các trường hợp có triệu chứng lâm sàng được ra viện khi đủ các điều kiện:

+ Được cách ly điều trị tại cơ sở tiếp nhận, điều trị COVID-19 tối thiểu 14 ngày;

+ Các triệu chứng lâm sàng hết trước thời điểm ra viện từ 3 ngày trở lên;

+ Có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp rRT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ virus thấp (Ct ≥ 30) vào trước ngày ra viện.

- Các trường hợp cách ly điều trị trên 10 ngày và có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp rRT-PCR nhiều lần có nồng độ virus Ct < 30 được ra viện đủ các điều kiện:

+ Đã được cách ly điều trị tại cơ sở tiếp nhận, điều trị COVID-19 đủ 21 ngày tính từ ngày có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

+ Các triệu chứng lâm sàng hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng quy định sau khi trẻ ra viện, cơ quan tiếp nhận, điều trị F0 phải thông báo cho y tế cơ sở và trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) địa phương biết và phối hợp. Trẻ sau khi ra viện cần ở tại nhà và tự theo dõi trong 7 ngày; đo thân nhiệt 2 lần/ngày; tuân thủ thông điệp 5K. Nếu trẻ có thân nhiệt cao hơn 38 độ C ở 2 lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu lâm sàng bất thường nào, gia đình cần báo cho y tế cơ sở để thăm khám và xử trí kịp thời.

Các số liệu cho thấy, bệnh COVID-19 ở trẻ ít gặp hơn người lớn. Phần lớn trẻ mắc không có triệu chứng hoặc thể nhẹ. Tuy nhiên, vẫn có 4% diễn biến nặng và nguy kịch là 0,5%, nguy cơ này cao hơn ở trẻ dưới một tuổi, đặc biệt với những trẻ có các bệnh nền hoặc trẻ nhỏ, do sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch ở trẻ cũng chưa phát triển đầy đủ.

 Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc trẻ tại nhà, tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho trẻ như: đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý để tăng cường sức đề kháng; tuân thủ 5K, hạn chế tiếp xúc; giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, nhà cửa thông thoáng, lau chùi thường xuyên các vật dụng trong nhà và đồ chơi của trẻ, vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên.

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính