Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Dầu thầu dầu có tác dụng gì? 17 tác dụng của dầu thầu dầu và cách dùng

Dầu thầu dầu được biết đến với khả năng chữa khô mắt, đục thủy tinh thể, chống viêm, kích thích tiêu hóa,... Để hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách dùng dầu thầu dầu, bạn hãy theo dõi bài viết sau đây nhé!

1 Dầu thầu dầu là gì?

Dầu thầu dầu (Castor Oil) còn được gọi là dầu Hải ly - là một loại dầu thực vật không mùi vị, được chiết xuất từ hạt quả thầu dầu bằng phương pháp ép lạnh. Loại dầu này đã được sử dụng rộng rãi ở Ai Cập cổ đại dưới dạng thuốc mỡ để làm sáng mắt.

Phải đến thế kỷ 17, dầu thầu dầu mới được biết đến ở châu Mỹ và châu Âu. Trong nhiều năm, dầu thầu dầu nổi tiếng với công dụng như một loại thuốc nhuận tràng và thuốc xổ.

Dầu thầu dầu chiết xuất từ hạt quả thầu dầu bằng phương pháp ép lạnh

Dầu thầu dầu chiết xuất từ hạt quả thầu dầu bằng phương pháp ép lạnh

2 Thành phần hóa học của dầu thầu dầu

Thành phần hóa học của dầu thầu dầu có hoạt tính sinh học có lợi đối với cơ thể, gồm có các chất sau:

  • Axit ricinoleic (chiếm 90%).
  • Axit linoleic (4%).
  • Axit oleic (3%).
  • Axit stearic (1%).
  • Axit béo linolenic khác (>1%).

Thành phần hóa học của dầu thầu dầu chủ yếu là các axit béo

Thành phần hóa học của dầu thầu dầu chủ yếu là các axit béo

3 Tác dụng của dầu thầu dầu

Dầu thầu dầu mang đến nhiều tác động sinh học có lợi cho sức khỏe, dưới đây là những tác dụng nổi bật:

Điều trị khô mắt

Có thể bạn chưa biết, dầu thầu dầu là một trong những phương pháp tự nhiên tốt nhất để điều trị bệnh khô mắt. Dầu thầu dầu cung cấp độ ẩm và bôi trơn cho mắt.

Khô mắt có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác như rối loạn thoái hóa không viêm hay viêm kết mạc,... Vì vậy, bạn cần phải xử lý tình trạng khô mắt càng sớm càng tốt.

Dầu thầu dầu cung cấp độ ẩm và bôi trơn cho mắt

Dầu thầu dầu cung cấp độ ẩm và bôi trơn cho mắt

Điều trị đục thủy tinh thể

Dầu thầu dầu được coi là một phương thuốc hiệu quả để ngăn chặn đục thủy tinh thể giai đoạn sớm. Các chuyên gia khuyến nghị nhỏ một giọt dầu vào mỗi mắt trước khi đi ngủ.

Việc sử dụng dầu thầu dầu vào ban đêm là an toàn nhất, vì sau khi nhỏ, mắt bạn như bị phủ một lớp màng trong vài phút. Lớp màng này có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn khi đang làm việc vào ban ngày.

Tùy vào mức độ tiến triển của bệnh, việc điều trị bằng dầu thầu dầu có thể kéo dài từ 2 đến 6 tháng để khỏi hoàn toàn.

Dầu thầu dầu có thể ngăn chặn đục thủy tinh thể giai đoạn sớm

Dầu thầu dầu có thể ngăn chặn đục thủy tinh thể giai đoạn sớm

Chống viêm

Viêm xung quanh mí mắt có thể được điều trị bằng dầu thầu dầu. Chúng giúp giảm cảm giác nóng rát, đau và sưng đỏ khi mắt bị viêm.

Bạn có thể nhỏ một vài giọt dầu vào đầu ngón tay rồi nhẹ nhàng bôi xung quanh mí mắt, đặc biệt là khu vực đang bị viêm, sưng tấy đỏ.

Dầu thầu dầu có khả năng chống viêm hiệu quả

Dầu thầu dầu có khả năng chống viêm hiệu quả

Kích thích mọc lông mi

Thoa dầu thầu dầu lên vùng xung quanh lông mi và lông mày có thể kích thích sự phát triển, giúp lông mi, lông mày trở nên dày và đậm hơn. Hơn nữa, lông mi mọc dài hơn sẽ giúp giảm thiểu hiện tượng lông mi ngắn quặm vào mắt.

Thoa dầu thầu dầu để kích thích mọc lông mi, lông mày

Thoa dầu thầu dầu để kích thích mọc lông mi, lông mày

Ngăn ngừa nếp nhăn và quầng thâm mắt

Thường xuyên massage nhẹ nhàng vùng da xung quanh mắt với dầu thầu dầu có thể giúp duy trì làn da mềm mại và mịn màng. Massage giúp tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa quầng thâm mắt và sự hình thành của các nếp nhăn. 

Hơn nữa, việc massage bằng dầu thầu dầu còn giúp ngăn ngừa vết chân chim và các dấu hiệu lão hóa xung quanh mắt. Nhờ đó, khuôn mặt trở nên tươi tắn và rạng rỡ hơn. 

Dầu thầu dầu giúp ngăn ngừa nếp nhăn và quầng thâm mắt

Dầu thầu dầu giúp ngăn ngừa nếp nhăn và quầng thâm mắt

Ngăn ngừa nhiễm trùng mắt

Dầu thầu dầu có khả năng kháng khuẩn và có thể được sử dụng như một loại thuốc nhỏ mắt tự nhiên dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng ở mắt do vi khuẩn như viêm kết mạc.

Thay vì sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt hóa học tổng hợp nhiều hóa chất, bạn nên chọn dầu thầu dầu vì an toàn hơn và mang lại nhiều lợi ích khác cho đôi mắt của bạn.

Dầu thầu dầu có khả năng kháng khuẩn, ngăn nhiễm trùng mắt

Dầu thầu dầu có khả năng kháng khuẩn, ngăn nhiễm trùng mắt

Ngăn ngừa mụn, sẹo trên da

Đặc tính chống viêm của dầu thầu dầu có thể giúp làm dịu vùng da mụn đang bị viêm và kích ứng. Việc sử dụng dầu thầu dầu để trị mụn rất đơn giản. Trước tiên, hãy làm sạch khuôn mặt. Sau đó, làm ẩm một chiếc khăn sạch bằng nước ấm và thêm vài giọt dầu lên khăn. Nhẹ nhàng chà khăn lên mặt theo chuyển động tròn.

Bạn có thể thực hiện phương pháp này trước khi đi ngủ, để dầu lưu lại trên mặt qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau. Cách này cũng có thể được sử dụng để điều trị sẹo.

Ngoài ra, bạn có thể thoa dầu thầu dầu lên vùng da bị rạn ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Sau một thời gian, vết rạn sẽ mờ dần đi.

Bên cạnh đó, dầu thầu dầu cũng được các nhà khoa học nghiên cứu và cho thấy tác dụng chữa lành vùng da bị cháy nắng. Chúng có chỉ số chống nắng SPF khoảng 6 và thường có mặt trong bảng thành phần kem chống nắng.

Dầu thầu dầu cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương. Nghiên cứu cho thấy các công thức có chứa dầu thầu dầu thúc đẩy quá trình lành vết thương. Chúng giúp loại bỏ các tế bào da bị tổn thương, kích thích tuần hoàn máu và có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau cục bộ.

Dầu thầu dầu có tác dụng trị mụn và làm mờ sẹo trên da

Dầu thầu dầu có tác dụng trị mụn và làm mờ sẹo trên da

Điều trị bệnh vẩy nến và bệnh chàm

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy axit ricinoleic trong dầu thầu dầu có thể giảm đau, giảm viêm - một trong những triệu chứng khi mắc bệnh vảy nến và bệnh chàm.

Bạn nên thoa dầu lên vùng da bị bệnh trước khi đi ngủ và để qua đêm cho các hoạt chất có thời gian thẩm thấu vào trong da. Không chỉ có tác dụng điều trị bệnh, dầu thầu dầu còn cấp nước, dưỡng ẩm cho da.

Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu, dầu thầu dầu còn cho thấy khả năng kháng khuẩn, loại bỏ Candida albicans khỏi chân răng bị nhiễm nấm.

Một nghiên cứu khác cho thấy rõ tác dụng trị nám của dầu thầu dầu. Trong đó, hỗn hợp phenol và dầu thầu dầu đã giúp làm giảm sắc tố trong trường hợp nám sâu khó điều trị. Công thức này ít gây tác dụng phụ và mang lại hiệu quả cao khi kết hợp với kem trị nám.

Dầu thầu dầu hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến và bệnh chàm

Dầu thầu dầu hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến và bệnh chàm

Tốt cho tóc

Đặc tính chống viêm của dầu thầu dầu có thể giúp điều trị gàu. Chúng cũng có thể giúp điều trị viêm da tiết bã - tình trạng viêm khác gây ra các mảng vảy gàu trên da đầu.

Các nghiên cứu cho thấy axit ricinoleic trong thầu dầu có thể điều trị rụng tóc bằng cách cân bằng việc sản xuất prostaglandin D2 (PGD2) ở nam giới, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc.

Đối với phụ nữ, dầu thầu dầu có thể cải thiện lưu thông máu đến nang trứng, giúp điều hòa sản xuất các loại hormone và tăng tốc độ mọc tóc. Một số người dùng thực tế cho biết, dầu thầu dầu giúp tóc trở nên bóng mượt, dày và chắc khỏe hơn. Ngoài da, dầu thầu dầu cũng có thấy tác dụng điều trị tóc chẻ ngọn.

Đặc tính chống viêm của dầu thầu dầu có thể giúp điều trị gàu

Đặc tính chống viêm của dầu thầu dầu có thể giúp điều trị gàu

Trị táo bón

Dầu thầu dầu từ lâu đã nổi tiếng với công dụng kích thích dạ dày-ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giúp nhuận tràng và trị táo bón.

Các nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh tác dụng giảm táo bón cho tác dụng nhanh của dầu thầu dầu (axit ricinoleic kích thích co cơ thành ruột và đẩy phân ra ngoài). Tuy nhiên, chúng không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em, phụ nữ có thai và người có một số vấn đề sức khỏe khác.

Dầu thầu dầu có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón

Dầu thầu dầu có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón

Kích thích chuyển dạ

Dầu thầu dầu kích thích chuyển dạ ở phụ nữ mang thai do hoạt tính sinh học của axit ricinoleic - một axit béo giải phóng từ dầu thầu dầu nhờ lipase trong ruột. Axit ricinoleic kích thích thụ thể tuyến tiền liệt EP3 gây co bóp tử cung dẫn đến chuyển dạ.

Một nghiên cứu nhỏ cho thấy phụ nữ dùng dầu thầu dầu có nhiều khả năng chuyển dạ trong vòng 24 giờ. Một nghiên cứu khác mô tả dầu thầu dầu là một phương pháp an toàn để khởi phát chuyển dạ mà không cần sử dụng các loại thuốc hóa học.

Dầu thầu dầu có thể gây kích thích co ruột, co tử cung

Dầu thầu dầu có thể gây kích thích co ruột, co tử cung

Trị viêm khớp

Trong một nghiên cứu đánh giá tiềm năng của dầu thầu dầu trong việc làm giảm các triệu chứng liên quan đến viêm xương khớp đầu gối, đàn ông và phụ nữ trên 40 tuổi bị bệnh đã được chia thành 2 nhóm, uống thuốc 3 lần/ngày trong 4 tuần.

  • Nhóm 1 uống viên nang có chứa dầu thầu dầu - 92% người tham gia đánh giá cao khả năng làm giảm đau của dầu thầu dầu.
  • Nhóm 2 uống diclofenac - 90% người tham gia đánh giá diclofenac giúp làm giảm mức độ đau.

Như vậy, dầu thầu dầu được người tham gia đánh giá là có khả năng làm giảm đau tốt hơn diclofenac.

Hơn nữa, trong nhóm diclofenac, khoảng 20% ​​người tham gia phàn nàn về viêm dạ dày nhẹ và 4% người tham gia phàn nàn về vấn đề phát ban trên da. Điều này càng khẳng định hơn về tính an toàn của dầu thầu dầu.

Dầu thầu dầu có tác dụng giảm đau, hỗ trợ điều trị viêm xương khớp

Dầu thầu dầu có tác dụng giảm đau, hỗ trợ điều trị viêm xương khớp

Trị bệnh trĩ

Nghiên cứu cho thấy hạt thầu dầu có thể được sử dụng để điều trị bệnh trĩ nhờ đặc tính chống viêm. Tuy nhiên, hiên chưa có thông tin về hiệu quả của dầu thầu dầu trong vấn đề này. Vì vậy, bạn nên tham vấn ý kiến từ bác sĩ về vấn đề này.

Dầu thầu dầu có thể được sử dụng để điều trị bệnh trĩ

Dầu thầu dầu có thể được sử dụng để điều trị bệnh trĩ

Trị mụn cóc sinh dục

Các bài thuốc dân gian truyền miệng nói rằng bôi dầu thầu dầu lên mụn cóc hàng ngày có thể giúp mụn rụng đi. Ngoài ra, bạn cũng có thể dán thêm một lát tỏi mỏng để tăng hiệu quả điều trị mụn cóc sinh dục.

Bôi dầu thầu dầu lên mụn cóc hàng ngày có thể giúp làm mụn rụng đi

Bôi dầu thầu dầu lên mụn cóc hàng ngày có thể giúp làm mụn rụng đi

Thúc đẩy quá trình lành vết thương

Trong nghiên cứu, axit ricinoleic có trong dầu thầu dầu có thể giúp giảm viêm, giảm đau và hỗ trợ chữa lành vết thương. Trên thực tế, chúng ta có thể thấy Venelex (kết hợp dầu thầu dầu và nhựa thơm Peru), một loại thuốc mỡ đã được sử dụng phổ biến trong lâm sàng để điều trị vết thương.

Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng phương pháp điều trị vết thương tại chỗ bằng dầu thầu dầu có sự kết hợp của nhiều thành phần chứ không chỉ dầu thầu dầu. Bạn không nên bôi dầu thầu dầu lên bất kỳ vết thương nào mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.

Dầu thầu dầu giúp giảm viêm, giảm đau và hỗ trợ chữa lành vết thương

Dầu thầu dầu giúp giảm viêm, giảm đau và hỗ trợ chữa lành vết thương

Tăng cường chức năng miễn dịch 

Dầu thầu dầu được cho là có thể tăng cường chức năng miễn dịch nhờ vào các tính chất kháng vi khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa của nó. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu thầu dầu chứa các thành phần như axit ricinoleic, axit linoleic, axit oleic, cùng với các chất chống oxy hóa như vitamin E giúp kích thích và củng cố hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Hơn nữa, dầu thầu dầu có thể giúp cải thiện hệ thống thoát bạch huyết (một phần của hệ miễn dịch có vai trò hấp thụ và loại bỏ chất lỏng, protein, chất thải dư thừa khỏi tế bào). Nhờ đó, các cơ quan có thể hoạt động hiệu quả và cơ thể khỏe mạnh hơn.

Dầu thầu dầu có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể

Dầu thầu dầu có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể

Tăng cường lưu thông máu

Massage bấm huyệt với dầu thầu dầu kích thích vào các huyệt đạo giúp khai thông kinh mạch và thúc đẩy tuần hoàn khí huyết. Lưu lượng máu tuần hoàn bình thường giúp giảm các vấn đề ứ nước, phù nề, đồng thời giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và loại bỏ độc tố. 

Massage bấm huyệt với dầu thầu dầu giúp khai thông khí huyết

Massage bấm huyệt với dầu thầu dầu giúp khai thông khí huyết

4 Cách sử dụng dầu thầu dầu

Dầu thầu dầu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, vì vậy được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để phù hợp tình trạng bệnh.

Cách sử dụng thầu dầu trị táo bón:

  • Uống 1 muỗng dầu thầu dầu trước khi đi ngủ, có thể uống cùng với nước cam vì dầu thầu dầu có vị đắng khá khó uống. Lưu ý: Không nên sử dụng quá 3 ngày để tránh nguy cơ tiêu chảy.
  • Đối với trẻ nhỏ bị táo bón, bạn có thể xoa dầu nhẹ nhàng quanh vùng hậu môn theo chiều kim đồng hồ để làm mềm khu vực này và hỗ trợ việc đẩy phân ra ngoài.

Cách sử dụng thầu dầu để hạn chế rạn da, giảm đau, nhanh lành vết thương:

  • Xoa dầu thầu dầu lên vùng da bị rạn (thoa vào buổi tối, để qua đêm cho các hoạt chất có thời gian thẩm thấu vào bên trong).
  • Nếu muốn giảm đau và nhanh lành vết thương, bạn có thể bôi dầu thầu dầu lên khu vực bị ảnh hưởng.

Cách sử dụng thầu dầu để trị mụn:

  • Xông mặt bằng nước nóng khoảng 10-15 phút.
  • Sau đó, thoa 1 muỗng dầu thầu dầu lên mặt và để khoảng 45-60 phút, sau đó rửa mặt.
  • Thực hiện khoảng 2 lần mỗi tuần.

Cách sử dụng thầu dầu trị nấm răng miệng:

  • Súc miệng bằng dầu khoảng 10-15 phút sau khi thức dậy để giúp đẩy lùi nấm chân răng và cải thiện màu sắc men răng.

Cách sử dụng thầu dầu để chăm sóc tóc:

  • Thoa một lượng vừa đủ dầu lên da đầu và xoa bóp sẽ giúp giữ ẩm cho da đầu bị khô.
  • Ủ dầu trên đầu khoảng 10-15 phút rồi gội đầu lại cho sạch.

Cách sử dụng thầu dầu chữa một số bệnh về mắt:

  • Nhỏ một giọt dầu vào mỗi mắt trước khi đi ngủ vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Thời gian sử dụng có thể kéo dài từ 2 đến 6 tuần theo khuyến nghị của chuyên gia.

Dầu thầu dầu được sử dụng theo nhiều cách khác nhau phù hợp với bệnh

Dầu thầu dầu được sử dụng theo nhiều cách khác nhau phù hợp với bệnh

5 Lưu ý khi sử dụng dầu thầu dầu

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng dầu thầu dầu:

  • Mặc dù dầu thầu dầu khá lành tính nhưng không nên dùng lâu dài với liều lượng lớn. Sử dụng liên tục kéo dài hơn 1 tuần với liều lượng lớn (15-60 ml/ngày) có thể dẫn đến tình trạng mất nước và kali. Nó cũng có thể làm giảm trương lực cơ trong ruột và gây táo bón mãn tính.
  • Không nên dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú và những người có một số vấn đề sức khỏe như bị tắc ruột, đau dạ dày không rõ nguyên nhân hoặc có bệnh liên quan đường mật hay túi mật…
  • Không sử dụng dầu thầu dầu khi đang dùng thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh, thuốc xương khớp, thuốc làm loãng máu và thuốc tim mạch.
  • Tác dụng phụ - dạ dày khó chịu, chuột rút, buồn nôn, tiêu chảy và có thể ngất xỉu.

Cần tham vấn bác sĩ trước khi dùng dầu thầu dầu cùng các loại thuốc khác

Cần tham vấn bác sĩ trước khi dùng dầu thầu dầu cùng các loại thuốc khác

Xem thêm:

  • Dầu hạt lanh là gì? Lợi ích cho sức khoẻ của dầu hạt lanh
  • 17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết
  • Dầu lưu ly (Borage Oil) có tác dụng gì trong chăm sóc da
  • Tinh dầu tràm: 9 Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Mặc dù dầu thầu dầu khá lành tính nhưng trước khi sử dụng bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để biết nó có phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn hay không. Nếu thấy những thông tin trong bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ đến mọi người bạn nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính