Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Da nhiễm corticoid là gì? 5 cấp độ dấu hiệu nhận biết và cách phục hồi

Da nhiễm corticoid là tình trạng da bị mài mòn, hủy hoại, viêm nhiễm kéo dài do sự tích tụ chất độc corticoid trong thời gian dài thông qua việc bôi thoa trực tiếp lên da. Hãy cùng tìm hiểu da nhiễm corticoid là gì và cách phục hồi qua bài viết dưới đây nhé.

1 Da nhiễm corticoid là gì?

Corticoid (hay còn được gọi glucocorticoid) là một loại thuốc kháng viêm, chống dị ứng, ức chế hệ miễn dịch,... có cấu trúc tương tự hormone do tuyến vỏ thượng thận của cơ thể sản xuất được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. 

Thuốc corticoid thường được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ với liều lượng phù hợp để đảm bảo mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn theo hai cách: 

  • Toàn thân thông qua đường uống, tiêm.
  • Tác dụng tại chỗ ở dạng bôi, xịt. 

Da nhiễm corticoid là tình trạng viêm da phát sinh từ việc lạm dụng, phụ thuộc mỹ phẩm hoặc thuốc bôi da chứa corticoid trong khoảng thời gian dài. Viêm da do corticoid là tình trạng tổn thương da với một số dấu hiệu như mẩn đỏ, bong tróc, da teo lại, mụn phát triển, nhiễm trùng… gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ và sức khỏe của người bệnh.

Da nhiễm corticoid là tình trạng viêm da do lạm dụng sản phẩm chứa corticoid

Da nhiễm corticoid là tình trạng viêm da do lạm dụng sản phẩm chứa corticoid

2 Nguyên nhân gây da nhiễm corticoid

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng da nhiễm corticoid như sau:

  • Sử dụng quá liều thuốc có chứa corticoid trong thời gian dài để điều trị các bệnh lý da như viêm da dị ứng, vảy nến,... Người bệnh tự ý sử dụng thuốc một cách tùy tiện không có chỉ định hoặc không tuân thủ theo khuyến cáo điều trị của bác sĩ khiến da bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, thuốc gia truyền,... chứa corticoid trên thị trường.

Sử dụng quá liều thuốc có chứa corticoid trong thời gian dài dẫn đến da nhiễm corticoid

Sử dụng quá liều thuốc có chứa corticoid trong thời gian dài dẫn đến da nhiễm corticoid

3 Dấu hiệu da nhiễm corticoid

Dấu hiệu da nhiễm corticoid được chia ra nhiều cấp độ phụ thuộc vào nồng độ và thời gian sử dụng sản phẩm chứa corticoid.

Cấp độ 1

Da nhiễm corticoid ở cấp độ 1 thường xuất hiện ở những trường hợp mới sử dụng corticoid trong thời gian ngắn với liều lượng thấp. Khi đó tình trạng tổn thương da ở mức nhẹ và các triệu chứng thường không quá nghiêm trọng.

Trong giai đoạn này, da thường khô, đỏ ửng, bong tróc, có hiện tượng sần sùi nhẹ trên bề mặt da, luôn cảm thấy ngứa, châm chích khi tiếp xúc với tác nhân như ánh nắng, khói bụi, thay đổi thời tiết, mỹ phẩm,...

Cấp độ 2

Cấp độ 2 đánh dấu sự hình thành của các triệu chứng nhiễm độc và hoại tử trên da thông qua tình trạng viêm cấp tính. Các dấu hiệu gồm xuất hiện các mẩn đỏ li ti, viêm mủ, mụn không nhân không thuyên giảm khi dùng sản phẩm điều trị mụn.

Ngoài ra, da có thể nổi những bong bóng nước tương tự như bị bỏng và lan rộng khắp toàn mặt. Khi những bọt nước vỡ sẽ cảm thấy đau nhức, có thể xuất hiện tình trạng mưng mủ do nhiễm trùng. 

Nếu không được kiểm tra và điều trị kịp thời, da sẽ bị tổn thương nặng hơn dẫn đến tình trạng đỏ, sần sùi và trở nên thâm sạm sau khi các bọt nước khô lại.

Cấp độ 3

Khi sử dụng sản phẩm chứa corticoid trong thời gian dài (khoảng 1 năm), người sử dụng có thể gặp phải các tổn thương da sâu. Giai đoạn này da rất mỏng, đỏ và cảm thấy nóng rát, nhìn rõ các mạch máu dưới da. Đồng thời, bạn có thể cảm giác da ngứa ngáy, châm chích kèm tình trạng căng tức, phù nề do hiện tượng trữ nước.

Cấp độ 4

Khi da bị nhiễm corticoid ở mức độ 4 thường xuất hiện tình trạng viêm da khiến tăng tiết bã nhờn và bùng phát mụn khá nghiêm trọng. Người bệnh sẽ nhận thấy da luôn nóng đỏ và rát, trở nên bóng nhẫy cùng xuất hiện các nốt mụn sưng to.

Cấp độ 5

Giai đoạn cấp độ 5 là giai đoạn nhiễm corticoid nặng nhất, khi mà da nhiễm độc cao dẫn đến viêm da kích thích. Da luôn nóng rát, đỏ ửng đi kèm cảm giác đau nhức kể cả không tiếp xúc vào. Đồng thời, da cũng trở nên khô, bong tróc, hình thành các mảng vảy, thậm chí mụn nước kèm theo dịch vàng cùng các dấu hiệu nhiễm trùng và hoại tử.

Da nhiễm corticoid được chia ra thành 5 cấp độ với nhiều dấu hiệu khác nhau

Da nhiễm corticoid được chia ra thành 5 cấp độ với nhiều dấu hiệu khác nhau

4 Các biến chứng da nhiễm corticoid

Trong trường hợp da nhiễm corticoid không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng hơn. Từ đó, da sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng như:

  • Mắc một số bệnh da liễu khác như như tăng tiết nhờn, teo da, viêm da mất nước, viêm da giãn mạch, viêm da kích thích, viêm da phồng rộp,…
  • Hàng rào bảo vệ da bị hủy hoại, giảm sức đề kháng của da, dễ dàng chịu tác động tiêu cực từ các yếu tố môi trường như tia UV từ ánh mặt trời, khói bụi, hóa chất,…

Viêm da giãn mạch là một trong những biến chứng khi da nhiễm corticoid

Viêm da giãn mạch là một trong những biến chứng khi da nhiễm corticoid

5 Da nhiễm corticoid có điều trị phục hồi được không?

Trên thực tế, da nhiễm corticoid hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng tổn thương và sức khỏe của người mắc phải, mức độ cũng như thời gian phục hồi sẽ có sự khác nhau. 

Hơn nữa, người điều trị da nhiễm corticoid bằng thuốc uống hay một số phương pháp trị liệu khác cần kiên trì và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả hồi phục tốt nhất.

Tùy thuộc vào tình trạng tổn thương do corticoid, thời gian phục hồi sẽ khác nhau

Tùy thuộc vào tình trạng tổn thương do corticoid, thời gian phục hồi sẽ khác nhau

6 Các bước chăm sóc, phục hồi da nhiễm corticoid

“Cai nghiện” corticoid

Nguyên tắc giúp da "cai nghiện" corticoid và hồi phục một cách hiệu quả nhất cần đi từng bước để da kịp thích ứng, tránh ngưng đột ngột khiến da gặp hiện tượng “dội ngược”, trở nên khó chịu, khô, ngứa và nổi nhiều mụn hơn.

Do đó, bạn nên hạn chế việc thoa kem và giảm dần lượng bôi theo quy tắc từ bôi mỗi ngày chuyển sang cách ngày, sau đó chuyển dần lần lượt sang 2 lần/tuần, 1 lần/ tuần, 2 tuần 1 lần rồi mới ngừng bôi hẳn. Thời gian cho mỗi đợt giảm số lần bôi là khoảng 1 - 2 tuần.

Bạn nên hạn chế việc thoa kem và giảm dần lượng bôi để "cai nghiện" corticoid

Bạn nên hạn chế việc thoa kem và giảm dần lượng bôi để "cai nghiện" corticoid

Vệ sinh da sạch sẽ

Trong quá trình chăm sóc da nhiễm corticoid, bạn nên dùng dòng sữa rửa mặt có pH khoảng từ 5.0 - 6.0 thân thiện với da 2 lần/ngày vào sáng và tối. Dòng sữa rửa mặt này thường có dạng kem sữa không bọt hoặc tạo bọt rất nhẹ dành riêng cho da mụn - nhạy cảm có thể tránh gây khô da khi sử dụng.

Sử dụng sữa rửa mặt vệ sinh da sạch sẽ 2 lần/ngày

Sử dụng sữa rửa mặt vệ sinh da sạch sẽ 2 lần/ngày

Thải độc cho da

Để giải độc và tăng sức đề kháng cho da, bạn có thể uống các loại thức uống detox. Đồng thời, bạn cũng nên kết hợp với việc tập thể dục hàng ngày để da được tăng quá trình trao đổi chất, thải độc nhanh hơn.

Uống các loại thức uống detox giúp thải độc cho da

Uống các loại thức uống detox giúp thải độc cho da

Đặc trị mụn

Khi da đang có những nốt mụn sưng, đỏ, gây khó chịu, bạn có thể sử dụng những thuốc kem mỡ kháng sinh trị mụn như mỡ tetracyclin để chấm lên các vết mụn. Đồng thời, bạn nên để mụn tự bong cồi, tuyệt đối không đi spa để nặn mụn vì rất dễ gây rỗ trên da. 

Bạn cũng nên lưu ý, không nên uống thêm bất kỳ loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc trị mụn nào. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc cũng cần được kê đơn và theo dõi dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng.

Bạn có thể sử dụng những thuốc kem mỡ kháng sinh đặc trị mụn theo hướng dẫn của bác sĩ

Bạn có thể sử dụng những thuốc kem mỡ kháng sinh đặc trị mụn theo hướng dẫn của bác sĩ

Dưỡng da phục hồi

Sử dụng các sản phẩm dưỡng da phục hồi sau dùng kem trộn và corticoid giúp làm lành, tái tạo làn da an toàn và hiệu quả. Bạn nên lựa chọn những sản phẩm dưỡng nhẹ nhàng, không chứa hương liệu và chất bảo quản paraben. 

Sử dụng kem chống nắng

Bạn cũng nên bảo vệ làn da nhiễm corticoid khỏi ánh nắng và các tác nhân gây kích ứng, đỏ da như khói bụi, ô nhiễm. Khi ra khỏi nhà, hãy che chắn kỹ bằng mũ rộng vành, đeo khẩu trang được thay mỗi ngày và sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên.

Sử dụng kem chống nắng giúp bảo vệ làn da nhiễm corticoid khỏi tác nhân gây hại

Sử dụng kem chống nắng giúp bảo vệ làn da nhiễm corticoid khỏi tác nhân gây hại

7 Các biện pháp phòng ngừa da nhiễm corticoid 

Để phòng ngừa da có tình trạng bị nhiễm corticoid, bạn cần tuân thủ các biện pháp như:

  • Chỉ sử dụng corticoid khi thực sự cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự mua và sử dụng với liều lượng không phù hợp. 
  • Không sử dụng các sản phẩm kem trộn hoặc sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác hoặc nhãn hiệu in thông tin mập mờ. Hãy chọn mua các sản phẩm uy tín, chính hãng và có đầy đủ thông tin về thành phần để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. 
  • Thận trọng trước những lời quảng cáo mỹ phẩm mang lại hiệu quả nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn.
  • Khi phát hiện dấu hiệu da nhiễm corticoid, bạn cần ngừng sử dụng ngay lập tức các sản phẩm đang dùng, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Da liễu để nhận tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp. 

Chỉ nên sử dụng corticoid khi thực sự cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ

Chỉ nên sử dụng corticoid khi thực sự cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ

8 Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu

Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán và tư vấn điều trị khi xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Da có dấu hiệu bất thường như thay đổi màu sắc, da trở nên dễ tổn thương, khô rát, bong tróc hoặc nổi mụn.
  • Tình trạng da không cải thiện sau khi sử dụng các biện pháp chăm sóc da tại nhà hoặc sau khi ngưng sử dụng sản phẩm chứa corticoid.
  • Xuất hiện tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng da như da đỏ, sưng, nóng, hoặc có các vết loét, mủ...

Bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn khi da có dấu hiệu bất thường

Bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn khi da có dấu hiệu bất thường

Xét nghiệm, chẩn đoán

Về lâm sàng, bác sĩ sẽ tìm hiểu về lịch sử sử dụng các sản phẩm chứa corticoid như loại sản phẩm, thời gian sử dụng, liều lượng và tần suất bôi. Đồng thời, bác sĩ sẽ đánh giá các biểu hiện trên da như khô da, mất nước, tăng tiết dầu, viêm da, kích ứng và các dấu hiệu viêm mạch,... để xác định mức độ tổn thương.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác:

  • Test Patch (Test dán da) để kiểm tra phản ứng da với corticoid.
  • Sinogram là một dạng chụp X-quang để xem xét tình trạng giãn mạch dưới da.
  • Biopsy da: Phương pháp này lấy mẫu mô da phân tích dưới kính hiển vi giúp xác định mức độ tổn thương mô. Hơn nữa, còn giúp phát hiện các dấu hiệu viêm hoặc các tình trạng khác liên quan đến sử dụng corticoid.

Test Patch giúp kiểm tra phản ứng da với corticoid

Test Patch giúp kiểm tra phản ứng da với corticoid

Các bệnh viện chuyên khoa da liễu uy tín

Nếu có những dấu hiệu da nhiễm corticoid, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất, các phòng khám chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Một số bệnh viện chuyên khoa da liễu lớn, uy tín như:

  • Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh,...
  • Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung Ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Da liễu Hà Nội,...

Xem thêm:

  • Top 11 thuốc bôi viêm da cơ địa an toàn, hiệu quả được khuyên dùng
  • Quy trình chăm sóc da mụn tại nhà đơn giản, hiệu quả
  • 18 cách chống lão hoá da sớm tại nhà tự nhiên, an toàn và hiệu quả
  • 8 lợi ích của trà xanh đối với sức khỏe làn da bạn nên biết

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về tình trạng da nhiễm corticoid cũng như các bước chăm sóc, phục hồi hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn. Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người nếu bạn thấy hữu ích nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính