Báo Điện tử Gia đình Mới

Cảnh báo vấn nạn gây nhầm lẫn thương hiệu cạnh tranh không lành mạnh

Sau dịch bệnh, các doanh nghiệp đang nỗ lực cố gắng để phát triển lại và cũng có nhiều cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, tuy nhiên việc cạnh tranh lành mạnh để thúc đẩy thị trường phát triển là 1 việc đáng được ủng hộ, song hành với nó cũng vẫn tồn tại hình thức cạnh trạnh không lành mạnh về thương hiệu về sản phẩm, " trộm long tráo phụng" thương hiệu.

Cảnh báo vấn nạn gây nhầm lẫn thương hiệu cạnh tranh không lành mạnh 0
Cảnh báo vấn nạn gây nhầm lẫn thương hiệu cạnh tranh không lành mạnh 1

Thị trường như chiến trường, tuy nhiên các đơn vị phân phối cũng như khách hàng cần phải tỉnh táo khi phân phối hay mua hàng để đảm bảo được đúng sản phẩm và chất lượng như mình mong muốn.

Lợi dụng việc xây dựng thương hiệu của các brand lớn, nhiều đơn vị tìm cách cạnh tranh không lành mạnh bằng việc đưa các sản phẩm có hình dáng giống với sản phẩm của các thương hiệu đã có tên tuổi trên thị trường về để cạnh tranh. Một số sản phẩm có hình dáng giống nhau thương hiệu, logo khác nhau. Nhà bán sẽ nói rằng thương hiệu này là " cùng cha khác mẹ " với thương hiệu lớn kia, chất lượng thì như nhau nhưng giá cả thì khác nhau chỉ bằng ½, 1/3 giá của thương hiệu lớn.

Thậm chí, 1 số cửa hàng mẹ và bé có tiếng trên thị trường cũng vì lợi nhuận mà sẵn sàng để tạo ra sự nhầm lẫn brand bằng cách ghép tên của 2 nhãn hàng vào với nhau để người tiêu dùng nhầm lẫn

Cảnh báo vấn nạn gây nhầm lẫn thương hiệu cạnh tranh không lành mạnh 2

Như trong tình huống trên đây, shop mẹ và bé này bán sản phẩm của thương hiệu nội địa trung quốc là Crossbow nhưng sản phẩm này có hình dáng khá giống với sản phẩm của thương hiệu U ULTTY nên đã đánh đồng thương hiệu Ultly Crosbow nhằm hiểu nhầm cho khách hàng  giữa 1 thương hiệu có tên tuổi và được nhiều đánh giá tốt trên thị trường như ULTTY và 1 thương hiệu mới tự nhận là nội địa trung quốc Crosbow.

Theo quy định tại Điều 130. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tại khoản mục 2 và khoản mục 3

  • Chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hóa, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa.
  • Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hóa có gắn chỉ dẫn thương mại đó.

Ngoài ra, Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ (tại khoản 3 Điều 211).  Các điểm a và b khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ quy định đây là một trong những dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì đơn vị đại lý gây nhầm lẫn trong thương hiệu có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị xử phạt hành chính lên đến hàng trăm triệu đồng

Yến Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO