Cảm lạnh kèm tiêu chảy là một tình trạng thường xuất hiện khi cơ thể bị tấn công bởi virus, gây ra các triệu chứng không chỉ ở đường hô hấp mà còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân cảm lạnh dẫn đến tiêu chảy và cách điều trị qua bài viết dưới đây nhé.
1 Mối liên hệ giữa cảm lạnh và tiêu chảy
Cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, bệnh có một số biểu hiện điển hình như sổ mũi, đau họng và mệt mỏi. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy các triệu chứng cảm lạnh thường khỏi trong vòng 3 ngày và có thể kéo dài hơn 5 - 7 ngày.
Một số trường hợp cảm lạnh có thể gây ra rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy, nhưng đây không phải là triệu chứng phổ biến mà chúng ta thường gặp.
Ngoài ra, một số thuốc điều trị cảm lạnh có thể gây ra các tác dụng phụ rối loạn tiêu hóa như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy một cách gián tiếp. Cảm lạnh kèm tiêu chảy không chỉ xảy ra ở người lớn, mà ở trẻ em cũng có thể bị tiêu chảy khi bị cảm lạnh.
Không phải là hiếm gặp các trường hợp cảm lạnh và tiêu chảy cùng nhau
2 Cảm lạnh có gây tiêu chảy không?
Có thể có vì trong số các loại virus gây cảm lạnh, virus thuộc họ adenovirus có khả năng gây viêm nhiễm ở dạ dày hoặc ruột. Tình trạng viêm nhiễm này có thể dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa như:
- Tiêu chảy
- Nôn mửa
- Buồn nôn
- Đau bụng
Vì vậy, nếu bạn bị cảm lạnh do adenovirus gây ra, bạn có nhiều khả năng bị tiêu chảy hơn. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc cảm cũng có thể gián tiếp gây tiêu chảy nếu thuốc gây rối loạn hệ tiêu hóa.
Vậy nên, nếu bạn bị tiêu chảy khi đang bị cảm lạnh, hãy xem xét lại các loại thuốc bạn đang sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Một số loại virus cảm lạnh có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy
3 Cảm lạnh có gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh không?
Câu trả lời là CÓ THỂ vì có 2 loại virus adenovirus và rhinovirus có thể gây tiêu chảy ở trẻ em.
Theo các nghiên cứu cho thấy rằng adenovirus là nguyên nhân gây ra khoảng 1,5% - 5,4% các trường hợp tiêu chảy ở trẻ dưới 2 tuổi.
Trong một nghiên cứu năm 2016, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp ở một nhóm 993 trẻ em dưới 2 tuổi. Họ phát hiện ra rằng trong 9,6% trường hợp nôn mửa hoặc tiêu chảy là triệu chứng của trẻ bị nhiễm rhinovirus.
Vì vậy, dù không phổ biến bằng các triệu chứng khác như sổ mũi hay ho, cảm lạnh do một số loại virus vẫn có thể gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần chú ý theo dõi các triệu chứng của trẻ và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu trẻ có biểu hiện bất thường.
Adenovirus và rhinovirus là hai loại virus cảm lạnh có khả năng gây tiêu chảy ở trẻ em
4 Tiêu chảy có gây cảm lạnh không?
Câu trả lời KHÔNG, tiêu chảy không trực tiếp gây ra cảm lạnh nhưng nó có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.
Một nghiên cứu năm 2017 đã ước tính rằng khoảng 70% tất cả các tế bào lympho trong cơ thể nằm trong đường tiêu hóa. Lympho là một loại bạch cầu chuyên giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Một nghiên cứu tổng quan năm 2016 cho thấy đường tiêu hóa cũng chứa hơn 1.000 loại vi khuẩn. Nhiều loại vi khuẩn trong số này đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể.
Nhưng khi bạn bị tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy kéo dài, nó sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Nghĩa là số lượng vi khuẩn có lợi có thể giảm đi và sự cân bằng giữa các loại vi khuẩn trong ruột bị xáo trộn.
Sự mất cân bằng này, cùng với việc mất nước và chất dinh dưỡng do tiêu chảy sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn.
Tiêu chảy không thể trực tiếp gây cảm lạnh
5 Các nguyên nhân gây ra cảm lạnh và tiêu chảy đồng thời
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng cảm lạnh và tiêu chảy cùng một lúc như:
- Đồng nhiễm khuẩn: Đây là khi một người mắc 2 bệnh nhiễm trùng riêng biệt cùng một lúc. Một loại virus (như rhinovirus hoặc coronavirus) có thể gây ra các triệu chứng cảm lạnh và một loại virus khác có thể gây ra tiêu chảy.
- Mắc một số loại virus: Một số loại virus có thể gây ra cả triệu chứng đường hô hấp và đường tiêu hóa. Ví dụ: Một số chủng virus cúm và một số coronavirus có thể dẫn đến các triệu chứng giống cảm lạnh (ho, sổ mũi, đau họng) và tiêu chảy. Điều này phổ biến hơn ở trẻ em.
- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu: Nếu một người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do bệnh tật, căng thẳng hoặc thiếu ngủ, họ có thể dễ bị nhiễm trùng khác nhau dẫn đến kết hợp của nhiều triệu chứng.
- Nguyên nhân không do nhiễm trùng: Căng thẳng khi cảm lạnh có thể làm đảo lộn hệ thống tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra, một số loại thuốc lạnh không kê đơn (OTC), đặc biệt là các loại có chứa vitamin C hoặc kẽm liều cao có thể gây ra sự khó chịu về đường tiêu hóa.
- Dị ứng hoặc nhạy cảm với thực phẩm: Trong một số trường hợp, các triệu chứng như chảy nước mũi hoặc đau họng có thể là do dị ứng, đi kèm với tiêu chảy do nhạy cảm hoặc không dung nạp thực phẩm.
Một số nguyên nhân gây ra cảm lạnh và tiêu chảy đồng thời
6 Cách điều trị tiêu chảy và cảm lạnh
Các phương pháp điều trị cho các triệu chứng lạnh và tiêu chảy sẽ phụ thuộc vào mức đồ và nguyên nhân gây bệnh.. Một số phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
- Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi đầy đủ là yếu tố quan trọng để phục hồi, đặc biệt là khi cơ thể cần năng lượng để chống lại nhiễm trùng hoặc cải thiện nhiều triệu chứng.
- Bổ sung nước: Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước, vì vậy việc uống nhiều nước là rất quan trọng. Nước lọc và dung dịch bù nước điện giải đường uống là những lựa chọn tốt. Bạn nên tránh dùng đồ uống có chứa caffeine và cồn vì chúng có thể làm tình trạng mất nước nặng hơn.
- Chế độ ăn: Khi bị tiêu chảy, bạn hãy tuân theo chế độ ăn uống cân bằng, dễ tiêu hóa (tránh ăn đồ nhiều dầu, mỡ, tránh ăn thức ăn có tính nhuận tràng,...) cho đến khi triệu chứng tiêu chảy giảm bớt. Điều này có thể giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và đẩy nhanh quá trình hồi phục của cơ thể.
- Thuốc không kê đơn: Đối với các triệu chứng cảm lạnh, thuốc không kê đơn như thuốc thông mũi, thuốc kháng histamine và thuốc giảm đau có thể giúp giảm bớt triệu chứng. Đối với tiêu chảy, có thể sử dụng các loại thuốc như loperamide, diosmectit,... Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Một số phương pháp điều trị cho các triệu chứng lạnh và tiêu chảy
7 Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ khi xuất hiện một trong những dấu hiệu sau:
- Khi cảm thấy cơ thể mệt hơn
- Dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như nước tiểu sẫm màu, ít nước tiểu hơn bình thường hoặc cảm thấy như bạn có thể ngất xỉu.
- Sốt cao hơn 39 độ C hoặc sốt kéo dài hơn 3 ngày.
- Các triệu chứng cảm lạnh và tiêu chảy tiếp tục trở nên tồi tệ hơn, không cải thiện sau một tuần.
- Đau bụng dai dẳng bên cạnh tiêu chảy.
Sốt cao hơn 39,4 độ C là một dấu hiệu nên đến gặp bác sĩ
8 Câu hỏi thường gặp (FAQs)
Tôi có thể bị tiêu chảy khi bị cảm lạnh không?
Chắc chắn có. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp cảm lạnh điều đi kèm với tiêu chảy. Bởi khi bạn bị cảm lạnh, bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến hệ hô hấp chứ không phải ruột. Nhưng một số loại virus cũng có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy
Bạn có thể bị tiêu chảy khi bị cảm lạnh nhưng điều này không xảy ra thường xuyên
Nước mũi chảy xuống họng có gây tiêu chảy không?
Dịch mũi chảy từ mũi và xoang vào họng có khả năng gây khó chịu ở dạ dày như buồn nôn, nôn ói, thậm chí có thể là tiêu chảy. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính gây tiêu chảy trong bệnh cảm lạnh.
Dịch mũi chảy vào họng có khả năng gây khó chịu ở dạ dày, dẫn đến tiêu chảy
Tiêu chảy có phải là dấu hiệu bệnh sắp khỏi không?
Câu trả lời là không. Vì tiêu chảy có thể xảy ra ở nhiều giai đoạn khác nhau của nhiễm trùng do virus. Vì thế, tiêu chảy không phải llà dấu hiệu chỉ ra rằng cơ thể đang hồi phục.
Do đó, hãy theo dõi các triệu chứng khác và cảm nhận của người bệnh để nắm được tiến triển của bệnh. Trong trường hợp tiêu chảy vẫn tiếp tục hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tiêu chảy không phải là dấu hiệu chỉ ra rằng cơ thể đang hồi phục
Xem thêm:
- Tiêu chảy có lây không, lây qua đường nào? Cách phòng ngừa tiêu chảy
- Bệnh cảm cúm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
- Người bị cảm lạnh nên ăn gì để tăng đề kháng và nhanh khỏi bệnh?
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về mối quan hệ giữa cảm lạnh và tiêu chảy cũng như cách điều trị hiệu quả. Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người nếu bạn thấy hữu ích nhé!
Bạn đang xem bài viết Cảm lạnh tiêu chảy phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].