Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Các nguyên nhân bị trĩ bạn không nên bỏ qua!

Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ biến gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người mắc phải. Vậy nguyên nhân bị trĩ là gì? Có những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh này? Hãy cùng tìm hiểu để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Bệnh trĩ (Hemorrhoids) là tình trạng các tĩnh mạch ở trực tràng hoặc hậu môn bị sưng phồng do máu ứ đọng, không lưu thông. Tĩnh mạch sưng phồng thường gọi là búi trĩ có thể gây đau đớn và dẫn đến chảy máu khi đi đại tiện.

1 Phân loại bệnh trĩ

Phân loại bệnh trĩ phụ thuộc vào vị trí búi trĩ phát triển, bao gồm:

  • Trĩ ngoại: búi trĩ ngoại hình thành bên dưới đường lược hậu môn. Trĩ ngoại có thể gây ngứa và đau, thỉnh thoảng chảy máu.
  • Trĩ nội: búi trĩ nội hình thành bên trên đường lược hậu môn. Trĩ nội có thể chảy máu nhưng thường không gây đau đớn.

Phân loại bệnh trĩ phụ thuộc vào vị trí búi trĩ phát triển

Phân loại bệnh trĩ phụ thuộc vào vị trí búi trĩ phát triển

2 Nguyên nhân bị trĩ

Nguyên nhân gây trĩ thường là do tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn. Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng phồng ra do áp lực và dẫn đến búi trĩ.

Nguyên nhân này thường giống nhau ở cả hai loại trĩ nội và trĩ ngoại. Một số yếu tố làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn gây bệnh trĩ bao gồm:

  • Bị tiêu chảy mạn tính hoặc táo bón.
  • Có quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
  • Ăn một chế độ ăn ít chất xơ.
  • Thường xuyên nâng vật nặng.

Các đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh trị là:

  • Tuổi cao (thường 45 - 65 tuổi, hiếm khi <20 tuổi, sau 65 tuổi có thể có xu hướng giảm).
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người béo phì.
  • Người có khối u vùng bụng chậu.

Tuy chưa rõ mối quan hệ nhân quả nhưng ghi nhận tình trạng trĩ cũng xuất hiện nhiều ở nhóm bệnh nhân dùng thuốc chống đông hoặc thuốc kháng kết tập tiểu cầu.

Táo bón là nguyên nhân thường gây bệnh trĩ

Táo bón là nguyên nhân thường gây bệnh trĩ

3 Dấu hiệu bị trĩ

Dấu hiệu bệnh trĩ nội:

  • Hiếm khi gây đau, thường không có triệu chứng.
  • Có thể chảy máu trực tràng.

Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại:

  • Ngứa hậu môn.
  • Khối cứng đau hoặc mềm gần hậu môn.
  • Đau nhức hậu môn, đặc biệt khi ngồi.
  • Chảy máu.

Khi búi trĩ sa ra ngoài, bạn có thể cảm nhận được búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Búi trĩ sa thường gây đau, khó chịu.

Bệnh trĩ sa thường gây đau, khó chịu

Bệnh trĩ sa thường gây đau, khó chịu

4 Cách khắc phục bệnh trĩ tại nhà

Bạn có thể giảm đau nhẹ, sưng và viêm do trĩ bằng các phương pháp điều trị tại nhà dưới đây:

  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ: thực phẩm có nhiều chất xơ làm mềm phân và tăng khối lượng phân, giúp bạn tránh rặn khi đi cầu. Thêm chất xơ vào chế độ ăn từ từ để tránh đầy hơi.
  • Điều trị tại chỗ: bôi kem bôi trĩ, đặt thuốc có chứa hydrocortisone, sử dụng miếng lót có chứa cây phỉ hoặc thuốc gây tê.
  • Ngâm trong bồn nước ấm: ngâm vùng hậu môn trong nước ấm trong 10 - 15 phút, 2 - 3 lần một ngày.
  • Uống thuốc giảm đau: tạm thời sử dụng acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen để giúp giảm bớt sự khó chịu.
  • Nên thường xuyên vận động, tập luyện vừa phải, hạn chế các bài tập mang vác vật nặng
  • Tránh ngồi toilet quá lâu, chú ý tránh các thuốc gây tiêu chảy hoặc táo bón
  • Tránh thức ăn dầu mỡ, đồ uống có cồn.

Bạn chỉ nên áp dụng khi trĩ nhẹ độ 1 hoặc 2; trĩ chảy máu hoặc độ 3, 4 cần can thiệp y tế. Với những phương pháp điều trị này, các triệu chứng bệnh trĩ thường biến mất trong vòng một tuần.

Ngâm vùng hậu môn trong nước ấm giúp giảm triệu chứng đau do trĩ

Ngâm vùng hậu môn trong nước ấm giúp giảm triệu chứng đau do trĩ

5 Các phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh trĩ là đảm bảo cho phân mềm và dễ dàng đi qua hậu môn. Dưới đây là một số biện pháp có thể áp dụng:

  • Bổ sung chất xơ: ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt sẽ làm mềm và tăng khối lượng phân. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng khó đi cầu.
  • Uống nhiều nước: uống 6 - 8 ly nước và các chất lỏng khác mỗi ngày để giúp phân mềm. Lưu ý rằng bạn nên hạn chế uống rượu.
  • Tập thể dục: duy trì hoạt động để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn. Tập thể dục cũng có thể giúp bạn giảm cân để giảm nguy cơ mắc trĩ.
  • Không rặn quá mạnh: căng thẳng và nín thở khi cố gắng đi đại tiện sẽ tạo ra áp lực lớn hơn trong các tĩnh mạch ở phần dưới trực tràng.
  • Hạn chế ngồi lâu: ngồi quá lâu có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn, đặc biệt là khi đi vệ sinh.

Ăn nhiều chất xơ giúp phòng ngừa bệnh trĩ

Ăn nhiều chất xơ giúp phòng ngừa bệnh trĩ

6 Bị trĩ kiêng ăn gì?

Thực phẩm chứa ít hoặc không có chất xơ có thể làm táo bón và bệnh trĩ nặng thêm. Người bệnh trĩ nên hạn chế các thực phẩm:

  • Thức ăn nhanh.
  • Thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, bữa tối hâm nóng...).
  • Thực phẩm nhiều chất béo và/hoặc đường.

Lưu ý: Cá, thịt gà, gà tây và các loại thịt nạc khác vẫn có thể ăn vì không làm nặng thêm tình trạng táo bón.

Người bị bệnh trĩ nên kiêng ăn thịt đỏ

Người bị bệnh trĩ nên kiêng ăn thịt đỏ

Xem thêm:

  • 12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà có thể bạn chưa biết 
  • Lưu ý khi chọn đồ dùng cho người bệnh trĩ 
  • 8 nguyên nhân đi cầu ra máu và cách điều trị, lưu ý cần biết

Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh trĩ là bước đầu tiên để phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Hãy chia sẻ bài viết này đến những người xung quanh nếu bạn thấy kiến thức này hữu ích nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính