Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm và cách chẩn đoán, điều trị

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý cơ xương khớp thường gặp, gây ra những cơn đau dai dẳng và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm qua bài viết dưới đây để phát hiện và sớm có biện pháp điều trị hợp lý nhé!

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân mềm bên trong đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường và gây chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Đĩa đệm chính là cấu trúc đệm giữa các đốt sống, giúp cột sống trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn.

1 Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm là các cơn đau với tính chất như đau tăng lên khi vận động, đau lan dọc theo dây thần kinh mà thoát vị chèn ép và kèm theo cảm giác dị cảm (tê bì, kiến bò, nóng rát). Cụ thể, các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm ở từng vị trị như sau:

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng thường xuất hiện chứng đau thần kinh tọa với các triệu chứng như:

  • Đau thắt lưng.
  • Đau di chuyển dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa (từ mông xuống mặt sau đùi, bắp chân và có thể xuống tới bàn chân).
  • Ngứa ran hoặc tê ở cẳng chân và/hoặc bàn chân.
  • Yếu cơ.

Thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng thường gây đau thắt lưng lan xuống mông, chân

Thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng thường gây đau thắt lưng lan xuống mông, chân

Thoát vị đĩa đệm cổ

Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm ở cổ bao gồm:

  • Đau gần hoặc giữa xương bả vai và lưng trên.
  • Cơn đau di chuyển đến vai, cánh tay và đôi khi là bàn tay hoặc ngón tay.
  • Đau sau và hai bên cổ.
  • Cơn đau tăng lên khi cúi hoặc xoay cổ.
  • Tê hoặc ngứa ran ở cánh tay.

Đau sau và hai bên cổ là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cổ

Đau sau và hai bên cổ là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cổ

2 Cách chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, đầu tiên người bệnh cần cung cấp thông tin về các triệu chứng và tiền sử các bệnh trước đây cho bác sĩ.

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để đánh giá mức độ cơn đau, cơ lực, phản xạ cơ, cảm giác tại vùng mà dây thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra, các bác sĩ cần làm thêm một số xét nghiệm để làm bằng chứng khách quan cho chẩn đoán:

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): cho hình ảnh chính xác nhất đối với trường hợp nghi ngờ thoát vị đĩa đệm.
  • Chụp X-quang: giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây đau lưng hoặc cổ.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): cho thấy hình ảnh thoát vị đĩa đệm tốt thứ hai sau MRI nhưng CT giúp khảo sát các bất thường về các đốt sống rõ ràng hơn như thoái hóa, xẹp đốt sống.
  • Chụp tủy: có thể cho hình ảnh hẹp ống sống và vị trí thoát vị đĩa đệm.
  • Điện cơ đồ (EMG): đặt những chiếc kim nhỏ vào các cơ khác nhau và đánh giá chức năng của dây thần kinh, từ đó giúp xác định dây thần kinh nào bị chèn ép bởi khối thoát vị.

Chụp cộng hưởng từ cho hình ảnh thoát vị đĩa đệm chính xác nhất

Chụp cộng hưởng từ cho hình ảnh thoát vị đĩa đệm chính xác nhất

3 Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh mạn tính do đó khó để chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp (khoảng 90% trường hợp), cơn đau do thoát vị đĩa đệm sẽ tự biến mất trong vòng sáu tháng.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh mạn tính do đó khó để chữa trị dứt điểm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh mạn tính do đó khó để chữa trị dứt điểm

4 Cách chữa thoát vị đĩa đệm

Mục tiêu của việc điều trị thoát vị đĩa đệm tập trung vào việc giảm đau và ngăn ngừa biến chứng. Các biện pháp điều trị bao gồm:

  • Dùng thuốc: một số thuốc giúp giảm đau do thoát vị đĩa đệm có thể được sử dụng như thuốc giảm đau chống viêm hoặc thuốc giãn cơ.
  • Vật lí trị liệu: một chương trình tập thể dục vật lý trị liệu có thể giúp giảm áp lực lên dây thần kinh, thư giãn cơ bắp và cải thiện lưu thông khí huyết.
  • Tiêm ngoài màng cứng: là phương pháp tiêm thuốc kháng viêm steroid trực tiếp vào cột sống. Thuốc làm giảm viêm dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm và giúp cơ thể hồi phục và trở lại hoạt động nhanh hơn.
  • Phẫu thuật: được áp dụng khi các phương pháp điều trị khác thất bại. Phẫu thuật với mục tiêu là giảm áp lực lên dây thần kinh.
  • Trong một số ít trường hợp, khối thoát vị đĩa đệm có thể làm tổn thương dây thần kinh bàng quang hoặc ruột. Đây là một trường hợp cần phẫu thuật cấp cứu.

Thuốc giảm đau, giãn cơ giúp giảm triệu chứng do thoát vị đĩa đệm

Thuốc giảm đau, giãn cơ giúp giảm triệu chứng do thoát vị đĩa đệm

5 Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm không được điều trị có thể trở nên nặng nề hơn. Điều đó càng đúng hơn nếu người bệnh vẫn tiếp tục thực hiện các công việc gây tăng áp lực lên cột sống như mang vác đồ nặng, ngồi lâu.

Trong trường hợp thoát vị nặng, có thể gây đau mạn tính, yếu cơ hoặc rối loạn cảm giác ở vùng bị ảnh hưởng. Cụ thể, người bệnh có thể xuất hiện một số biến chứng như:

  • Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang.
  • Tê yên ngựa: mất cảm giác ở đùi trong, mặt sau của chân và xung quanh trực tràng.

Hãy đi khám bác sĩ nếu vẫn còn các triệu chứng sau 4 - 6 tuần nghỉ ngơi để được thăm khám, điều trị kịp thời và phòng ngừa các biến chứng xấu xảy ra.

Hãy đi khám bác sĩ nếu triệu chứng thoát vị đĩa đệm kéo dài hơn 4 - 6 tuần

Hãy đi khám bác sĩ nếu triệu chứng thoát vị đĩa đệm kéo dài hơn 4 - 6 tuần

Xem thêm:

  • 17 mẹo giảm đau lưng tại nhà hiệu quả
  • 13 bài tập đau thần kinh tọa hiệu quả, an toàn bạn nên biết
  • 12 cách trị đau mỏi cổ vai gáy tại nhà hiệu quả và nhanh nhất

Thoát vị đĩa đệm có các dấu hiệu điển hình như cơn đau tăng lên khi vận động và lan đi dọc theo dây thần kinh bị chèn ép, kèm theo cảm giác dị cảm như tê rần, kiến bò, nóng rát... Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nên việc phát hiện và điều trị kịp thời rất cần thiết. Bạn hãy chia sẻ bài viết này đến những người xung quanh nếu thấy có ích bạn nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính