Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bệnh tim có di truyền không? Yếu tố nguy cơ, cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim bao gồm tim bẩm sinh và các bệnh mắc phải trong suốt cuộc đời. Cùng tìm hiểu bệnh tim có di truyền không và cách phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây bệnh qua bài viết dưới đây!

1 Bệnh tim có di truyền không?

Bệnh lý tại tim có thể chia thành 2 nhóm chính là bệnh tim bẩm sinh và bệnh tim mắc phải. Hầu hết các bệnh lý tim mạch mắc phải là do sự kết hợp của cả hai - lối sống không lành mạnh và yếu tố nguy cơ di truyền.

Một số bệnh lý tim mạch thường gặp là sự kết hợp của yếu tố lối sống và yếu tố di truyền như: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành...

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tim hầu hết là do mắc phải

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tim hầu hết là do mắc phải

2 Yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim và được chia thành 2 nhóm:

Nhóm yếu tố không thể thay đổi

Nhóm yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim không thể thay đổi bao gồm:

  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị bệnh tim nhiều hơn nữ. Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. 
  • Di truyền: Những người có người thân ruột thịt như bố, mẹ hoặc anh chị mắc bệnh tim mạch có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường khác.
  • Tuổi: Mạch máu ở người cao tuổi dần lão hóa, dễ mắc các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim...

Người già dễ mắc các bệnh lý tim mạch

Người già dễ mắc các bệnh lý tim mạch

Nhóm yếu tố có thể thay đổi

Nhóm các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim có thể thay đổi được bao gồm:

  • Rối loạn mỡ máu: Việc tăng nồng độ cholesterol trong máu, đặc biệt là LDL dẫn đến sự hình thành những mảng bám trên thành động mạch làm hẹp lòng mạch và gây xơ vữa động mạch. Những mảng xơ vữa này có thể bị vỡ ra thành các mảnh nhỏ, di chuyển và bị tắc lại tại cơ quan khác, như tắc mạch vành, mạch não, mạch phổi.
  • Béo phì: Béo phì và thừa cân là một yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim...
  • Nghiện thuốc lá: Hút thuốc lá gây rối loạn mỡ máu làm mạch máu dễ tổn thương, tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.
  • Ít vận động: Vận động cường độ trung bình, bằng các bài tập kháng lực rất tốt cho hệ tim mạch, giảm huyết áp, tăng thành phần mỡ “tốt”, giảm sự đề kháng insulin.
  • Tăng huyết áp: Tăng huyết áp có thể là nguyên nhân hoặc là hậu quả của các bệnh lý tim mạch khác. Có nhiều nguyên nhân gây tăng huyết áp và có những trường hợp tăng huyết áp vô căn. Tăng huyết áp không được kiểm soát dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết não, suy tim, suy thận.
  • Tiểu đường: Tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do biến đổi nồng độ đường máu ảnh hưởng đến thể tích tuần hoàn, từ đó rối loạn sự co bóp cơ tim. Khoảng 65% bệnh nhân đái tháo đường tử vong liên quan đến biến chứng tim mạch.

Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lý tim mạch

Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lý tim mạch

3 Cách ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả

Một số biện pháp đơn giản dưới đây giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch hiệu quả:

Kiểm soát các bệnh hoặc tình trạng mãn tính

Kiểm soát tốt các bệnh mãn tính giúp giảm nguy cơ tiến triển nặng và  biến chứng tim mạch. Kiểm soát tốt đường máu, huyết áp trong giới hạn bình thường bằng cách sinh hoạt lành mạnh, tuân thủ điều trị của bác sĩ và tái khám thường xuyên.

Kiểm soát huyết áp giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch

Kiểm soát huyết áp giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch

Kiểm soát cân nặng

Kiểm soát cân nặng ở ngưỡng bình thường giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bạn có thể bắt đầu bằng cách thay đổi chế ăn. Hạn chế đồ dầu mỡ và các món ăn nhanh để giảm nguy cơ mắc bệnh lý rối loạn mỡ máu.

Hãy thực hiện một chế độ ăn lành mạnh với đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin và rau xanh giàu chất xơ kết hợp với tập thể dục đều đặn để giữ cân nặng lý tưởng khỏe mạnh.

Giữ cân nặng bình thường bằng kết hợp chế độ ăn và tập luyện

Giữ cân nặng bình thường bằng kết hợp chế độ ăn và tập luyện

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên sẽ tiêu thụ năng lượng, đốt cháy mỡ thừa và kiểm soát lượng cholesterol trong máu. Kèm theo đó, việc tập luyện giúp tăng trao đổi chất, hỗ trợ máu lưu thông và tăng cường sức cơ, từ đó giảm thiểu các bệnh lý tim mạch.

Ngoài ra, việc tập luyện cũng giúp bạn thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng. Bạn có thể tập những bài tập phù hợp như đạp xe, chạy bộ, chơi thể thao... trong khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày.

Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe và phòng bệnh tim mạch

Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe và phòng bệnh tim mạch

Không hút thuốc lá

Thuốc lá là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do đó, bạn nên nhanh chóng loại bỏ thói quen xấu này. Tuy nhiên bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh do tình trạng hút thuốc lá thụ động, do đó, cần tuyên truyền để mọi người xung quanh cùng tránh xa thuốc lá.

Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Hạn chế rượu bia và chất kích thích

Rượu bia, chất kích thích làm tăng nhịp tim, tăng trao đổi chất và ảnh hưởng thần kinh. Do đó, bạn cần hạn chế rượu bia và chất kích thích.

Lượng rượu bia được khuyến nghị khác nhau trong nhiều nghiên cứu, nhưng một mức hợp lý có thể là một đơn vị mỗi ngày (tương đương khoảng 300ml bia, rượu 5% độ cồn). Tuy nhiên, không nên uống quá 5 đơn vị trong một lần và giới hạn số lần này trong một tháng.

Hạn chế rượu bia để giữ một trái tim khỏe

Hạn chế rượu bia để giữ một trái tim khỏe

Khám sức khỏe định kỳ, chú ý tới các dấu hiệu bất thường

Việc khám sức khỏe định kỳ giúp người bệnh phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ để có thể điều trị sớm, làm giảm nguy cơ tiến triển thành các bệnh lý mãn tính. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần nhanh chóng đến khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Bạn nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần

Bạn nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần

4 Một số câu hỏi liên quan đến bệnh tim

Bệnh tim bẩm sinh có di truyền hay không?

Bệnh tim bẩm sinh không di truyền. Tuy nhiên, những người có bố mẹ hoặc anh chị ruột mắc bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường do có liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể.Khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm bất thường tim mạch của thai nhi

Khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm bất thường tim mạch của thai nhi

Bệnh hở van tim có di truyền hay không?

Bệnh hở van tim không di truyền. Nguyên nhân gây bệnh hở van tim chủ yếu mắc phải do nhiều nguyên nhân khác nhau như thấp tim, bệnh cơ tim giãn,...

Khi đi khám sức khỏe định kỳ, bạn có thể thấy bác sĩ siêu âm tim ghi nhận “hở van 1/4; 1.5/4” hầu hết đều là những thay đổi sinh lý thường gặp.

Bệnh hở van tim chủ yếu do mắc phải mà không phải bệnh di truyền

Bệnh hở van tim chủ yếu do mắc phải mà không phải bệnh di truyền

Xem thêm:

  • Bệnh tim bẩm sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa
  • Ăn gì tốt cho tim mạch? 21 thực phẩm tốt cho bệnh nhân tim mạch bạn nên biết

Bệnh tim không di truyền từ cha mẹ sang con. Hy vọng bài viết giúp bạn biết cách phòng bệnh tim mạch hiệu quả. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích trên đến mọi người xung quanh bạn nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính