Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bầu ăn mắm tôm được không? Lưu ý khi ăn mắm tôm trong thai kỳ

Mắm tôm là một trong những gia vị góp phần làm nên nét đặc trưng của ẩm thực Việt. Tuy nhiên, liệu mắm tôm có nên được tiêu thụ trong thời kỳ quan trọng về dinh dưỡng như mang thai? Hãy cùng tìm hiểu mẹ bầu ăn mắm tôm được không qua bài viết dưới đây nhé.

1 Mắm tôm là gì? 

Mắm tôm là loại mắm thường được chế biến từ tôm hoặc moi biển (con ruốc, con khuyết) và muối ăn. Các thành phần này đem chà nát, trộn với nhau trong lu hoặc vại đã vệ sinh sạch sẽ và phơi nắng. 

Đồng thời người ta thường xuyên sử dụng công cụ bằng tre, gỗ để  khuấy giúp mắm chín đều. Trong quá trình ủ đó, mắm tôm được lên men bằng loại enzyme có trong ruột của loài moi tạo màu tím thẫm và mùi vị nồng đặc trưng sau khoảng 8 tháng.

Mắm tôm thường chia thành 3 dạng dựa theo tỉ lệ muối và quá trình phơi nắng gồm đặc, sệt và lỏng.

Mắm tôm là loại mắm được chế biến từ tôm hoặc moi biển và muối ăn

Mắm tôm là loại mắm được chế biến từ tôm hoặc moi biển và muối ăn

2 Bà bầu ăn mắm tôm được không?

Mắm tôm có nguồn gốc sạch sẽ và được chế biến đúng cách sẽ trở thành một gia vị đặc biệt làm dậy lên hương vị của món ăn. Hơn nữa, mắm tôm cũng mang nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như ngăn ngừa bệnh xương khớp, phát triển trí não, thị giác thai nhi,...

Đồng thời, hiện nay cũng chưa có bất kỳ báo cáo nào về việc mắm tôm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. 

Do vậy, mẹ bầu vẫn có thể thưởng thức mắm tôm nhưng không nên ăn nhiều, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Thời điểm tam cá nguyệt thứ nhất, hệ tiêu hoá của thai phụ đang rất nhạy cảm nên tiêu thụ thực phẩm dễ bị đau bụng, tiêu chảy hơn.

Mẹ bầu vẫn có thể thưởng thức mắm tôm nhưng không nên ăn nhiều

Mẹ bầu vẫn có thể thưởng thức mắm tôm nhưng không nên ăn nhiều

3 Những lợi ích của mắm tôm đối với mẹ bầu và thai nhi

Phát triển trí não và thị giác thai nhi

Nghiên cứu cho thấy mắm tôm là nguồn cung cấp axit docosahexaenoic (DHA) dồi dào.

DHA là một axit béo cần thiết cho sự phát triển trí não, mắt và hệ thần kinh ở trẻ nhỏ từ khi còn ở trong bụng mẹ. Điều này cho thấy khi mẹ bầu ăn mắm tôm sẽ hấp thụ được thành phần DHA, giúp trẻ hoàn thiện cả về thị giác, trí não và phát triển toàn diện.

Mắm tôm là nguồn cung cấp DHA dồi dào cần thiết cho sự phát triển trí não và thị giác

Mắm tôm là nguồn cung cấp DHA dồi dào cần thiết cho sự phát triển trí não và thị giác

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Nghiên cứu cho thấy mắm tôm chứa nhiều axit béo eicosapentaenoic (EPA) và docosa Hexaenoic Acid (DHA) đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm và tim mạch do tác dụng làm giảm triglycerid huyết thanh của chúng. Hơn nữa, hàm lượng DHA ở mức trung bình cao giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

EPA và DHA trong mắm tôm giúp ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm và tim mạch

EPA và DHA trong mắm tôm giúp ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm và tim mạch

Ngăn ngừa nguy cơ dị tật

Mắm tôm được nghiên cứu là nguồn thực phẩm giàu vitamin nhóm B mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được. Điều này đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phát triển hệ thống thần kinh của trẻ, đồng thời phòng tránh dị tật thai nhi.

Mắm tôm là nguồn thực phẩm giàu vitamin nhóm B hỗ trợ phòng tránh dị tật thai nhi

Mắm tôm là nguồn thực phẩm giàu vitamin nhóm B hỗ trợ phòng tránh dị tật thai nhi

Ngăn ngừa các bệnh xương khớp 

Mắm tôm rất giàu khoáng chất, hàm lượng natri cao nhất, tiếp theo là kali, canxi và phốt pho. Hàm lượng canxi và phốt pho trong mắm tôm có thể tăng cường sức khỏe xương, ngăn ngừa loãng xương và cũng làm giảm nguy cơ gãy xương.

Hàm lượng canxi và phốt pho trong mắm tôm giúp tăng cường và ngăn ngừa bệnh xương khớp

Hàm lượng canxi và phốt pho trong mắm tôm giúp tăng cường và ngăn ngừa bệnh xương khớp

Thải độc và cung cấp năng lượng

Nghiên cứu cho thấy mắm tôm chứa nồng độ arginine cao, khoảng 10,81 - 11,10%. Axit amin arginine có thể tham gia vào quá trình tổng hợp protein, thải độc cũng như chuyển đổi năng lượng và các chức năng sinh lý quan trọng khác của cơ thể.

Mắm tôm chứa nồng độ arginine cao tham gia vào quá trình thải độc cũng như chuyển đổi năng lượng

Mắm tôm chứa nồng độ arginine cao tham gia vào quá trình thải độc cũng như chuyển đổi năng lượng

4 Những lưu ý khi ăn mắm tôm cho mẹ bầu

Nên sử dụng mắm tôm chín

Các mẹ bầu nên đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Do đó, các mẹ nên chưng chín mắm tôm trước khi sử dụng để hạn chế các loại vi khuẩn gây bệnh.

Các mẹ nên chưng chín mắm tôm trước khi sử dụng

Các mẹ nên chưng chín mắm tôm trước khi sử dụng

Không nên ăn quá nhiều và thường xuyên

Mắm tôm có hàm lượng muối khá cao nên thường rất mặn và đậm. Do đó, mẹ bầu ăn nhiều mắm tôm có thể gây ra một số triệu chứng như phù nề, tăng huyết áp, mất nước, khó chịu, mệt mỏi trong người.

Vì thế, thai phụ nên chú ý tiêu thụ mắm tôm với lượng vừa đủ, không nên ăn quá thường xuyên nhằm hạn chế các tác dụng không mong muốn. 

Thai phụ nên chú ý tiêu thụ mắm tôm với lượng vừa đủ, không nên ăn quá thường xuyên

Thai phụ nên chú ý tiêu thụ mắm tôm với lượng vừa đủ, không nên ăn quá thường xuyên

Không nên để mắm tôm cùng các loại thực phẩm khác 

Khi bảo quản, mẹ bầu không nên để mắm tôm cùng với các loại thực phẩm khác. Điều này giúp tránh tình trạng lây nhiễm vi khuẩn chéo từ các nguồn khác nhau.

Không nên để mắm tôm cùng với các loại thực phẩm khác tránh lây nhiễm vi khuẩn

Không nên để mắm tôm cùng với các loại thực phẩm khác tránh lây nhiễm vi khuẩn

Lựa chọn mắm tôm đảm bảo uy tín và chất lượng

Mắm tôm là một loại gia vị rất phổ biến, đôi khi có nhiều loại không rõ nguồn gốc và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, mẹ bầu cần chọn mua những loại mắm tôm uy tín, chất lượng tại những siêu thị, cửa hàng lớn có tên tuổi để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh ảnh hưởng cho cả mẹ và bé.

Hơn nữa, khi tiêu thụ, các mẹ cũng nên chú ý màu sắc cũng như mùi vị của mắm tôm. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường như mùi lạ, tanh nồng hay có màu tím đỏ đậm,... đều không nên sử dụng.

Chọn mua những loại mắm tôm uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Chọn mua những loại mắm tôm uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

5 Một số biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho bà bầu 

Để đảm bảo tránh khỏi ngộ độc thực phẩm, các mẹ bầu cần cẩn thận trong việc lựa chọn thực phẩm và cách chế biến:

  • Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chạm vào thực phẩm.
  • Tránh để thịt sống tiếp xúc với đồ ăn sống như rau quả, trái cây hoặc thực phẩm đã được chế biến sẵn.
  • Bảo quản thực phẩm dễ hỏng trong tủ lạnh hoặc đông lạnh.
  • Rửa sạch trái cây và rau quả trước khi ăn.
  • Vệ sinh đồ dùng và bề mặt dụng cụ chế biến thực phẩm sau khi sử dụng.
  • Nấu thực phẩm ở nhiệt độ đủ cao để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Cho thức ăn thừa vào tủ lạnh để bảo quản, không tiêu thụ thức ăn đã để ở ngoài hoặc đã hết hạn.

Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chạm vào thực phẩm

Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chạm vào thực phẩm

Xem thêm:

  • Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu và các lưu ý khi ăn uống trong thai kỳ
  • Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai
  • 13 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai 
  • Top 17 viên uống DHA cho bà bầu được bác sĩ khuyên dùng nhất hiện nay

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thêm những thông tin về lợi ích của mắm tôm đối với bà bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên tiêu thụ với lượng vừa đủ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người nếu bạn thấy hữu ích nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính