Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Ăn nho có tác dụng gì? 16 tác dụng của nho với cơ thể và lưu ý

Nho là một loại trái cây phổ biến, giàu vitamin và khoáng chất, có tác dụng phòng chống nhiều bệnh. Cùng tìm hiểu ăn nho có tác dụng gì trong bài viết dưới đây nhé.

Nho là gì? Giá trị dinh dưỡng có trong nho

Nho là loại quả thuộc họ nho, có hương vị ngọt và màu sắc đa dạng. Các giá trị dinh dưỡng chính trong trái nho bao gồm:

  • 81,3g nước.
  • 67 calo.
  • 0,63g chất đạm.
  • 17,2g chất bột đường.
  • 16,2g đường.
  • 14mg canxi.
  • 5mg magie.
  • 10mg photpho.
  • 191mg kali.
  • 4mg vitamin C.
  • 5,6mg choline.

Nho là loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao

Nho là loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao

1 Tác dụng của nho 

Hỗ trợ điều hoà huyết áp 

Nho có tác dụng điều hòa huyết áp nhờ vào chứa kali - khoáng chất giúp duy trì mức huyết áp khỏe mạnh. Kali trong nho giúp làm giãn động mạch và tĩnh mạch, giảm áp lực trong hệ thống mạch máu và giảm huyết áp. 

Nho cũng chứa flavonoid giúp hạn chế sự co hẹp mạch máu, ngăn ngừa tắc nghẽn và hạ huyết áp. Hơn nữa, nho cung cấp chất chống oxy hóa bảo vệ mạch máu khỏi tổn thương, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Nho giúp điều hòa huyết áp nhờ chứa kali, flavonoid và chất chống oxy hóa

Nho giúp điều hòa huyết áp nhờ chứa kali, flavonoid và chất chống oxy hóa

Giảm cholesterol 

Nho giúp giảm cholesterol nhờ các chất chống oxy hóa như flavonoid, resveratrol và polyphenol. Những hợp chất này bảo vệ mạch máu khỏi gốc tự do và giảm viêm, từ đó giảm cholesterol tổng và LDL. Ngoài ra, ăn nho còn giúp tăng cholesterol HDL, loại bỏ cholesterol xấu khỏi mạch máu.

Nho giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt

Nho giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường 

Trái nho hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bởi chúng có chỉ số đường huyết (GI) từ 49 - 59, giúp hạn chế tăng đột biến đường trong máu. Hơn nữa, các hợp chất trong nho đặc biệt là resveratrol giúp cải thiện phản ứng với insulin. 

Nghiên cứu chỉ ra rằng nho giúp giảm tình trạng kháng insulin và tăng độ nhạy insulin. Tuy nhiên, bạn vẫn cần ăn nho một cách điều độ để đem lại lợi ích cho sức khỏe và kiểm soát đường huyết.

Nho giúp kiểm soát bệnh tiểu đường nhờ resveratrol

Nho giúp kiểm soát bệnh tiểu đường nhờ resveratrol

Cung cấp nhiều chất chống oxy hoá 

Nho cung cấp nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, resveratrol và polyphenol. Những chất này giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương của gốc tự do và giảm nguy cơ viêm nhiễm và bệnh tim mạch.

Nho cung cấp nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, resveratrol và polyphenol

Nho cung cấp nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, resveratrol và polyphenol

Phòng ngừa ung thư

Quả nho có tác dụng phòng ngừa ung thư nhờ vào các chất chống oxy hóa như resveratrol, quercetin và catechin. Những hợp chất này có khả năng ngăn chặn quá trình phát triển của tế bào ung thư và giảm khả năng lan tỏa tế bào ung thư. 

Ngoài ra, chất xơ có trong nho cũng góp phần giúp ruột kết (ruột già) khỏe mạnh. Sự kết hợp giữa các chất chống oxy hóa và chất xơ trong nho giúp phòng ngừa bệnh ung thư ruột kết.

Nho có tác dụng phòng ngừa ung thư nhờ vào các chất chống oxy hóa

Nho có tác dụng phòng ngừa ung thư nhờ vào các chất chống oxy hóa

Tăng cường thị lực

Nho có tác dụng tăng cường thị lực nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin, cùng với vitamin C và vitamin E. Các chất này giúp bảo vệ mắt khỏi tác động của các gốc tự do và tia tử ngoại, giảm nguy cơ các vấn đề mắt như thoái hóa võng mạc và cảng mạc.

Nho giúp mắt sáng khỏe nhờ chất chống oxy hóa, vitamin C và E

Nho giúp mắt sáng khỏe nhờ chất chống oxy hóa, vitamin C và E

Giảm táo bón

Nho có tác dụng giảm táo bón và cải thiện chức năng tiêu hóa nhờ vào hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ trong nho giúp tăng cường sự chuyển hóa và di chuyển thức ăn qua ruột, từ đó giúp giảm táo bón và tăng cường chuyển hóa thức ăn.

Ăn nho giúp giảm táo bón nhờ chứa nhiều chất xơ

Ăn nho giúp giảm táo bón nhờ chứa nhiều chất xơ

Bù nước cho cơ thể

Nho cũng chứa một lượng nước nước tự nhiên giúp giữ cho cơ thể luôn đủ nước để phòng ngừa táo bón, duy trì thân nhiệt bình thường. Bên cạnh đó, lượng nước trong nho cũng giúp các khớp di chuyển linh hoạt, bảo vệ tủy sống và các mô.

Nho giúp cho cơ thể luôn đủ nước

Nho giúp cho cơ thể luôn đủ nước

Tăng cường chức năng trí não

Nho chứa các chất chống oxy hóa như flavonoid giúp bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương do gốc tự do, cải thiện chức năng não, tăng cường trí nhớ. Nho cũng giúp giảm nguy cơ bị suy giảm trí tuệ, hỗ trợ duy trì não bộ khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tuổi tác.

Ăn nho giúp não bộ khỏe mạnh, tăng tập trung

Ăn nho giúp não bộ khỏe mạnh, tăng tập trung

Tăng cường sức khỏe xương khớp

Trái nho có chứa resveratrol và quercetin. Những chất này giúp giảm viêm và bảo vệ các mô xương khớp khỏi sự tổn thương. 

Ngoài ra, nho chứa kali, mangan, vitamin B, C và K giúp hỗ trợ hấp thụ và duy trì cân bằng khoáng chất cho xương khớp. Việc tiêu thụ nho đều đặn có thể giúp giảm nguy cơ viêm khớp, bảo vệ và cải thiện sức khỏe xương khớp.

Nho giúp xương chắc khỏe nhờ chứa nhiều khoáng chất như canxi, mangan

Nho giúp xương chắc khỏe nhờ chứa nhiều khoáng chất như canxi, mangan

Ngăn ngừa nhiễm trùng, nhiễm nấm 

Trái nho có chứa polyphenol và flavonoid, các chất này có khả năng kháng vi khuẩn và kháng nấm, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Bên cạnh đó, lượng vitamin C dồi dào trong nho giúp tăng cường miễn dịch và chống lại các tác nhân gây bệnh.

Nho chứa các chất chống oxy hóa giúp kháng nấm và vi khuẩn

Nho chứa các chất chống oxy hóa giúp kháng nấm và vi khuẩn

Ngăn ngừa béo phì

Trái nho ngăn ngừa béo phì bằng cách cung cấp chất xơ tạo cảm giác no lâu hơn. Bên cạnh đó, resveratrol trong nho hỗ trợ chuyển hóa và đốt cháy chất béo. Ăn nho đều đặn giúp bạn duy trì cân nặng và hạn chế nguy cơ béo phì.

Nho tạo cảm giác no lâu và giúp phòng ngừa béo phì

Nho tạo cảm giác no lâu và giúp phòng ngừa béo phì

Chống lão hoá, tăng tuổi thọ 

Nho chứa resveratrol và quercetin giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương của gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa. Ngoài ra, chất xơ trong nho giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng cường sức khỏe tổng thể và kéo dài tuổi thọ.

Nho chứa resveratrol và quercetin giúp tăng tuổi thọ

Nho chứa resveratrol và quercetin giúp tăng tuổi thọ

Chống viêm 

Nho chứa chất chống oxy hóa như resveratrol, quercetin và catechin giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do. Ăn nho đều đặn có thể giúp giảm viêm trong cơ thể và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

Nho có tác dụng chống viêm nhờ các chất chống oxy hóa

Nho có tác dụng chống viêm nhờ các chất chống oxy hóa

Tốt cho da, tóc

Nho chứa các chất chống oxy hóa như resveratrol và quercetin giúp bảo vệ da khỏi tổn thương do gốc tự do và làm chậm quá trình lão hóa. Nho cũng cung cấp vitamin C giúp tăng cường sản xuất collagen và làm da mềm mịn. 

Đồng thời, các dưỡng chất trong nho hỗ trợ tóc chắc khỏe và bóng mượt. Sử dụng nho đều đặn giúp cải thiện sức khỏe da, tóc và hỗ trợ làn da trẻ trung, tóc suôn mượt.

Các dưỡng chất trong nho giúp da mềm mịn, tóc bóng khỏe

Các dưỡng chất trong nho giúp da mềm mịn, tóc bóng khỏe

Giúp ngủ ngon 

Nho chứa melatonin giúp điều chỉnh giấc ngủ, magie giúp giảm căng thẳng và đường tự nhiên cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tiêu thụ nho đều đặn có thể giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ và tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ ngon.

Nho chứa melatonin giúp giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn

Nho chứa melatonin giúp giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn

2 Ăn nhiều nho có tốt không? 

Nho là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên ăn nhiều nho có thể gây ra tác dụng phụ như: 

  • Đau bụng, khó tiêu: Nho chứa hàm lượng chất xơ cao và đường tự nhiên khiến những người có hệ tiêu hóa yếu cảm thấy đầy bụng sau khi ăn.
  • Tiêu chảy: Ăn nhiều nho khiến cơ thể dư thừa chất xơ và đường tự nhiên, hệ tiêu hóa hoạt động quá mức dẫn đến tiêu chảy.
  • Tăng cân không kiểm soát: Nho tạo cảm giác ngon miệng, dễ ăn. Việc tiêu thụ quá nhiều calo và đường từ nho có thể dẫn đến dư thừa calo và lượng đường trong cơ thể, làm tăng cân một cách không mong muốn.
  • Dị ứng: Ăn nho có thể gây dị ứng ở một số người do phản ứng với protein trong nho. Triệu chứng bạn có thể gặp như ngứa da, phát ban, sưng môi hoặc mặt, khó thở và đau bụng.
  • Ảnh hưởng đến thận: Nho chứa oxalate gây tác hại đến thận bằng cách hình hình thành sỏi thận. Người có vấn đề thận nên hạn chế tiêu thụ nho và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Gây ho, đau đầu, khô miệng: Ăn nho quá nhiều nho làm tăng hàm lượng tanin, một chất tự nhiên có trong nho gây ra các triệu chứng như đau đầu, ho và cảm giác khô miệng.
  • Trẻ em dễ bị hóc hạt nho: Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi ăn nho dễ bị hóc do trái nho có kích thước lọt vừa đường thở của trẻ.

Ăn nhiều nho gây đau bụng do lượng chất xơ và đường tự nhiên cao

Ăn nhiều nho gây đau bụng do lượng chất xơ và đường tự nhiên cao

3 Lưu ý khi ăn nho 

Nên ăn bao nhiêu nho mỗi ngày?

Lượng nho nên ăn mỗi ngày phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người. Tuy nhiên theo khuyến cáo, một người trưởng thành nên ăn 16 - 32 trái/ngày, tùy vào kích thước của từng quả.

Trung bình người trưởng thành nên ăn 16 - 32 trái nho mỗi ngày

Trung bình người trưởng thành nên ăn 16 - 32 trái nho mỗi ngày

Đối tượng không nên ăn nhiều nho 

Ăn nho đem lại nhiều dưỡng chất và lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên có 4 nhóm người dưới đây không nên ăn nho:

  • Bệnh nhân tiểu đường: Nho chứa hàm lượng đường tự nhiên glucose và fructose cao, có thể gây tăng đột ngột nồng độ đường trong máu khi ăn quá nhiều.
  • Người có hệ tiêu hoá yếu: Nho có tác dụng làm nhuận tràng, khi ăn quá nhiều có thể gây tiêu chảy. Vì vậy, những người bụng dạ yếu nên hạn chế tiêu thụ nho quá nhiều.
  • Người mắc bệnh về răng miệng: Nho chứa hàm lượng đường tự nhiên cao, khi tiêu thụ nho, đường có thể dính vào răng và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng hoặc mảng bám. 
  • Bệnh nhân huyết áp đang dùng thuốc: Nho chứa kali và đường tự nhiên có thể tương tác với thuốc hạ huyết áp và gây tác dụng không mong muốn. 

Ăn nho góp phần tạo mảng bám ở những người có bệnh răng miệng

Ăn nho góp phần tạo mảng bám ở những người có bệnh răng miệng

Các thực phẩm kỵ với nho 

Mặc dù nho là loại trái cây dễ ăn, được nhiều người ưa thích nhưng không phải ai cũng biết ăn nho đúng cách. Dưới đây là một số thực phẩm không nên ăn cùng nho:

  • Hải sản: Ăn nho cùng hải sản có thể gây đầy bụng, khó tiêu do protein trong hải sản phản ứng với axit tannic trong nho.
  • Sữa tươi: Sự kết hợp giữa protein trong sữa và axit tannic, axit malic, vitamin C trong nho sẽ tạo kết tủa gây triệu chứng đau bụng, buồn nôn sau khi ăn.
  • Nhân sâm: Quả nho chứa axit tannic phản ứng với protein trong nhân sâm, làm giảm hiệu quả của củ sâm và có thể gây hại cho sức khỏe.
  • Thực phẩm giàu kali: Kali kết hợp với các chất trong nho dễ gây biến chứng đường tiêu hóa như đầy bụng, tiêu chảy và gây rối loạn nhịp tim.

Nho kết hợp với hải sản có thể gây tiêu chảy, đầy bụng

Nho kết hợp với hải sản có thể gây tiêu chảy, đầy bụng

Lưu ý khi chọn mua, bảo quản nho 

Khi chọn mua và bảo quản nho, bạn nên lưu ý:

  • Chọn những quả nho có màu sắc đều và không có dấu hiệu hỏng hạt, mốc hoặc nứt vỏ.
  • Chọn những quả không quá khô hoặc quá ướt để đảm bảo chất lượng tốt.
  • Bảo quản trong tủ lạnh để giữ tươi lâu hơn. 
  • Rửa sạch nho bằng nước trước khi ăn để loại bỏ bụi bẩn hoặc hoá chất còn lại từ quá trình bảo quản.

Bạn nên chọn mua những chùm nho có màu sắc tươi sáng

Bạn nên chọn mua những chùm nho có màu sắc tươi sáng

Xem thêm:

  • 16 tác dụng của đậu phộng (lạc) đối với sức khoẻ và lưu ý sử dụng
  • Quả lựu có tác dụng gì? 22 công dụng, lưu ý ăn lựu tốt cho sức khỏe
  • Quả cóc có tác dụng gì? 18 lợi ích sức khỏe của quả cóc

Nho là loại trái cây giàu dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và có tác dụng phòng chống nhiều bệnh. Tuy nhiên, lạm dụng quá nhiều nho  cũng có thể gây hại. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về tác dụng của nho cũng như những lưu ý khi thưởng thức loại quả này.

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính