9 câu hỏi tưởng bình thường nhưng rất thiếu tế nhị, dễ khiến người nghe bị xúc phạm

Đôi khi chúng ta có thể không nhận ra mình đang hỏi những câu vô duyên, thiếu tế nhị vì chúng ta nghĩ rằng đó là điều bình thường.

Dưới đây là một số câu hỏi cửa miệng phổ biến mà bạn nên tránh vì có thể khiến người nghe khó chịu.

1. Sao bạn vẫn...?

9 câu hỏi tưởng bình thường nhưng rất thiếu tế nhị, dễ khiến người nghe bị xúc phạm 0

Hỏi ai đó vì sao vẫn còn độc thân sau khi nói người ta đẹp trai/đẹp gái có vẻ là lời khen, nhưng câu hỏi này vẫn có thể khiến người nghe cảm thấy bị xúc phạm.

Câu hỏi này khiến việc độc thân có vẻ tiêu cực và khiến người nghe phải tự hỏi mình có vấn đề gì.

Câu hỏi này nghe có vẻ bạn đang bắt đối phương giải thích vì sao họ đang mắc kẹt ở một giai đoạn nào đó trong cuộc sống.

2. Sao trông bạn mệt mỏi thế?

9 câu hỏi tưởng bình thường nhưng rất thiếu tế nhị, dễ khiến người nghe bị xúc phạm 1

Bạn có thể đang quan tâm, hỏi thăm nhưng câu hỏi này nghe như thế bạn đang nói rằng đối phương trông rất tệ.

Trừ khi là mối quan hệ thân thiết, nếu không bạn nên tránh hỏi câu này vì đối phương có thể trông mệt mỏi vì một vấn đề nào đó mà họ không muốn nói, hoặc chỉ là lúc nào trông họ cũng vậy.

3. Bạn làm nghề gì?

9 câu hỏi tưởng bình thường nhưng rất thiếu tế nhị, dễ khiến người nghe bị xúc phạm 2

Nghe có vẻ là một câu hỏi bình thường để bắt chuyện, nhưng có thể làm người nghe không thoải mái khi trò chuyện với bạn.

Câu hỏi này có thể khiến đối phương thấy bạn là người cơ hội, bắt chuyện chỉ vì muốn mở rộng mạng lưới xã hội.

Hơn nữa nếu đối phương đang trong hoàn cảnh khó khăn, không rõ phương hướng sự nghiệp, đây sẽ là chủ đề họ không muốn nói.

4. Bạn bao nhiêu tuổi?

9 câu hỏi tưởng bình thường nhưng rất thiếu tế nhị, dễ khiến người nghe bị xúc phạm 3

Trừ trường hợp bạn cần hỏi tuổi đối phương để xác định cách xưng hô, trò chuyện, nếu không bạn không nên hỏi tuổi người khác trong tình huống xã giao.

Vì khi trưởng thành, tuổi không còn chỉ là một con số. Nó trở thành một thước đo bạn đã đi được bao xa và phải làm được những gì ở tuổi này.

Do đó câu hỏi này có thể gây cảm giác bạn đang phán xét người khác.

5. Bạn học trường đại học nào?

9 câu hỏi tưởng bình thường nhưng rất thiếu tế nhị, dễ khiến người nghe bị xúc phạm 4

Câu hỏi này đặt người nghe vào vị trí có trình độ đại học. Nó có thể khiến đối phương cảm thấy khó xử nếu họ không đi học đại học vì bất kỳ lý do gì.

Nếu đối phương có học đại học, họ cũng có thể không muốn nói chuyện về chủ đề này nếu họ cảm thấy trường của mình không đủ tốt, không đủ danh tiếng.

6. Bạn có tập tành gì không?

9 câu hỏi tưởng bình thường nhưng rất thiếu tế nhị, dễ khiến người nghe bị xúc phạm 5

Nếu người được hỏi không thường xuyên tập luyện, họ có thể cảm thấy bị xúc phạm vì bạn đang cười nhạo họ.

Nếu có đi tập, họ có thể cảm thấy bạn đang chê khéo họ vì tập quá nhiều.

Dù cho bạn đang có ý khen ngợi sự chăm chỉ của họ thì đối phương có thể cảm thấy bạn chỉ thấy giá trị của họ ở vóc dáng.

7. Sao bạn cứ ru rú trong nhà thế?

9 câu hỏi tưởng bình thường nhưng rất thiếu tế nhị, dễ khiến người nghe bị xúc phạm 6

Bạn có thể có ý tốt khi hỏi câu này vì muốn đối phương thử ra ngoài nhiều hơn. Nhưng câu hỏi này có thể khiến người nghe bị xúc phạm, vì bạn đang gợi ý đối phương tiếp xúc nhiều hơn hoặc ám chỉ họ không thú vị.

Câu hỏi này cũng có thể thiếu tế nhị nếu đối phương không thể ra ngoài chơi dù rất muốn vì hết tiền.

8. Bạn gầy đi à?

9 câu hỏi tưởng bình thường nhưng rất thiếu tế nhị, dễ khiến người nghe bị xúc phạm 7

Nếu bạn coi đây là lời khen thì người nghe có thể cảm thấy bạn sẽ lại phán xét họ nếu họ tăng cân trở lại.

Câu hỏi này cũng có thể khiến người nghe khó chịu nếu họ giảm cân vì trải qua một điều tồi tệ nào đó mà họ không muốn nhắc tới.

9. Có chuyện gì thế?

9 câu hỏi tưởng bình thường nhưng rất thiếu tế nhị, dễ khiến người nghe bị xúc phạm 8

Thông thường, đây chỉ là câu hỏi vô hại khi bạn đang tò mò chuyện gì đó. Nhưng nếu có chuyện buồn xảy ra với ai đó thì việc hỏi họ như vậy sẽ hơi thiếu tế nhị.

Họ có thể cảm thấy bị tổn thương khi nghĩ về chuyện đó và không đủ sức kể lại cho người khác.

Tốt hơn bạn chỉ nên động viên đối phương và nói rằng họ có thể tâm sự với bạn khi nào họ muốn.

(Theo Bright Side)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính