Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

7 nguyên nhân gây sỏi thận và cách phòng sỏi thận hiệu quả

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu phổ biến, có thể gặp mọi độ tuổi và giới tính khác nhau. Khi kích thước viên sỏi lớn có thể gây ra đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Vậy hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân sỏi thận qua bài viết dưới đây nhé!

1 Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là một hay nhiều khối tinh thể rắn được hình thành và nằm tại vùng đài bể thận gây cản trở dòng nước tiểu trong thận. Tùy vào thời gian hình thành và tính chất hóa học mà viên sỏi có thể có những kích thước khác nhau. Khi sỏi thận lớn có thể gây tắc nghẽn nước tiểu gây đau tức vùng thắt lưng, ứ nước tiểu.

Sỏi thận thường được hình thành từ việc lắng đọng các tinh thể chất rắn tại đài bể thận. Do đó, quá trình tạo ra viên sỏi có thể kéo dài trong nhiều năm mà người bệnh không hề hay biết cho đến khi xuất hiện triệu chứng.

Sỏi thận là tình trạng xuất hiện tinh thể chất rắn trong đài bể thận

Sỏi thận là tình trạng xuất hiện tinh thể chất rắn trong đài bể thận

2 Các dạng sỏi thận thường gặp

Sỏi thận có thể được cấu tạo từ sự lắng đọng các chất hóa học khác nhau do ứ trệ dòng nước tiểu. Có 4 loại sỏi thận chính bao gồm:

  • Sỏi canxi oxalat: đây là loại sỏi thận phổ biến nhất do sự kết hợp giữa canxi và gốc oxalat trong nước tiểu. Loại sỏi này thường hình thành do nồng độ canxi trong nước tiểu quá cao hoặc lượng nước tiểu ứ đọng trong thận lớn.
  • Sỏi axit uric: loại sỏi này thường được tìm thấy ở người ăn nhiều thịt và nội tạng động vật. Thành phần hóa học chính của sỏi này là axit uric - chất được sinh ra trong quá trình chuyển hóa chất đạm có trong thịt.
  • Sỏi Struvite (hay sỏi nhiễm trùng): thường ít phổ biến hơn 2 loại sỏi thận trên. Sỏi được hình thành qua nhiều lần viêm đường tiết niệu tái phát.
  • Sỏi Cystine: là loại sỏi hiếm gặp nhất, thường có tính di truyền do liên quan đến việc rối loạn đào thải một số axit amin trong nước tiểu.

Sỏi canxi oxalat là loại sỏi thận phổ biến nhất

Sỏi canxi oxalat là loại sỏi thận phổ biến nhất

3 Các triệu chứng thường gặp của sỏi thận

Sỏi thận là bệnh lý tiến triển từ từ theo thời gian. Do đó, người bệnh gần như không phát hiện ra triệu chứng của bệnh trong rất nhiều năm cho tới khi viên sỏi có kích thước lớn, gây nhiều biểu hiện lâm sàng như:

  • Cơn đau âm ỉ vùng thắt lưng, đau tăng khi vận động.
  • Đau có thể trội lên thành cơn và tái phát nhiều lần.
  • Trong cơn đau có thể xuất hiện kèm theo buồn nôn, nôn mửa.
  • Nước tiểu thay đổi về màu sắc, có thể chuyển sang đỏ, hồng nhạt hoặc trắng đục.
  • Kích thích đi tiểu, đi tiểu đau, buốt. Khi sỏi to kẹt đài bể thận có thể gây bí tiểu.

Đau vùng thắt lưng là triệu chứng thường gặp của sỏi thận

Đau vùng thắt lưng là triệu chứng thường gặp của sỏi thận

4 Những nguyên nhân gây sỏi thận

Sỏi thận được gây ra do rất nhiều nguyên nhân khác như từ chế độ ăn uống, sinh hoạt hay tác động của yếu tố di truyền. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc hình thành sỏi thận bao gồm:

Uống ít nước hoặc mất nước

Uống quá ít nước hoặc mất nước trong một thời gian dài có thể khiến lượng nước tiểu bị cô đặc lại. Điều này khiến nồng độ các tinh thể có trong nước tiểu tăng lên và hình thành các chất rắn lắng đọng tại thận.

Uống ít nước có thể gây ra sỏi thận

Uống ít nước có thể gây ra sỏi thận

Chế độ ăn không phù hợp

Chế độ ăn uống không hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến việc hình thành sỏi thận như:

  • Ăn quá mặn: nếu bạn ăn quá nhiều muối hoặc nước mắm trong một ngày sẽ khiến lượng NaCl cần đào thải qua nước tiểu tăng lên. Điều này kéo theo ion canxi từ máu vào nước tiểu và tạo cơ hội lắng đọng sỏi.
  • Ăn quá nhiều chất đạm: khi ăn quá nhiều thịt và nội tạng động vật, cơ thể chúng ta sẽ tiến hành chuyển hóa và tạo thành axit uric. Nếu nồng độ axit uric được đào thải qua nước tiểu quá cao sẽ tạo ra sỏi thận.

Chế độ ăn nhiều đạm có thể gây ra sỏi axit uric

Chế độ ăn nhiều đạm có thể gây ra sỏi axit uric

Béo phì

Người bị bệnh béo phì sẽ có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn những người bình thường. Nguyên nhân là do quá trình rối loạn chuyển hóa của cơ thể khi bị thừa cân, béo phì dẫn đến thay đổi pH nước tiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi hình thành.

Người béo phì có tỷ lệ mắc sỏi thận cao hơn

Người béo phì có tỷ lệ mắc sỏi thận cao hơn

Thuốc và các thực phẩm bổ sung

Ngoài ra, việc uống thuốc và các thực phẩm bổ sung sai cách cũng là nguyên nhân tạo sỏi phổ biến hiện nay. Vì thế bạn cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc uống, đặc biệt là vitamin C và canxi.

Sỏi thận có thể xuất hiện nếu uống thuốc và thực phẩm bổ sung sai cách

Sỏi thận có thể xuất hiện nếu uống thuốc và thực phẩm bổ sung sai cách

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu kéo dài có thể khiến vi khuẩn di chuyển ngược dòng lên thận. Điều này đóng vai trò thúc đẩy tạo thành mủ viêm và lắng động các chất bài tiết trong đài bể thận và hình thành sỏi.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân gây sỏi thận

Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân gây sỏi thận

Yếu tố di truyền

Một số ít các trường hợp có thể mắc sỏi thận do ảnh hưởng của gen di truyền trong gia đình. Ngoài ra, bệnh rối loạn di truyền hiếm gặp như cystine niệu cũng có thể làm tăng axit amin cystine và oxalat trong nước tiểu để tạo sỏi.

5 Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Với những viên sỏi kích thước nhỏ, chưa gây triệu chứng thì bạn hoàn toàn có thể sống chung với nó mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm nếu tình trạng sỏi thận trở nên tồi tệ hơn như:

  • Đau vùng thắt lưng thành từng cơn, đau lan đến vùng bẹn bìu và đùi trong.
  • Cơn đau dữ dội khiến người bệnh không thể sinh hoạt bình thường.
  • Nước tiểu có vẩn đục trắng.
  • Tiểu ra máu màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt.

Nước tiểu đỏ là dấu hiệu cần phải đến gặp bác sĩ sớm

Nước tiểu đỏ là dấu hiệu cần phải đến gặp bác sĩ sớm

6 Cách phòng ngừa sỏi thận

Sỏi thận là bệnh lý thường gặp nhưng cũng có thể được ngăn ngừa nếu bạn thực hiện một số biện pháp thay đổi lối sống và sinh hoạt như:

  • Uống nước thường xuyên, đủ từ 1,5 đến 2 lít/ngày.
  • Thực hiện chế độ ăn giảm muối (dưới 5g/ngày).
  • Hạn chế ăn quá nhiều các loại thịt gà, thịt bò, thịt lợn.
  • Bổ sung đa dạng các loại trái cây, rau củ tươi sạch vào từng bữa ăn.
  • Tích cực giảm cân ở người bệnh béo phì, duy trì cân nặng hợp lý (BMI dưới 25kg/m2).
  • Tham khảo trước ý kiến của các chuyên gia trước khi uống các loại thuốc hoặc thực phẩm bổ sung.

Bạn nên ăn nhiều rau củ quả để phòng ngừa sỏi thận

Bạn nên ăn nhiều rau củ quả để phòng ngừa sỏi thận

Xem thêm

  • 8 cách trị sỏi thận tại nhà đơn giản, an toàn không cần thuốc
  • Cảnh báo 8 dấu hiệu sỏi thận có thể bạn chưa biết
  • 14 cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về những nguyên nhân hình thành bệnh sỏi thận. Bạn hãy thực hiện việc thay đổi lối sống từ bây giờ để có thể phòng ngừa bệnh sỏi thận hiệu quả nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính