Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

7 cách trị ho có đờm cho bé tại nhà an toàn, hiệu quả bạn nên biết

Ho đờm là triệu chứng phổ biến trong các bệnh lý đường hô hấp ở trẻ em khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, thậm chí ăn uống kém. Hãy cùng tìm hiểu về cách trị ho có đờm cho bé qua bài viết dưới đây nhé!

Ho có đờm là gì? Nguyên nhân gây ho có đờm ở trẻ

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp trong nhiều bệnh lý hô hấp, người bệnh thường ho ra chất dịch với màu sắc và độ nhầy khác nhau. Đờm thường có nguồn gốc từ các dịch tiết trong đường hô hấp như dịch nhầy mũi xoang, dịch khí phế quản, máu, xác vi khuẩn hoặc giả mạc…

Các bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng ho có đờm của trẻ gồm:

  • Thay đổi thời tiết.
  • Cảm cúm do virus.
  • Viêm mũi.
  • Viêm họng.
  • Viêm tiểu phế quản.
  • Viêm phổi hoặc hen phế quản.
  • Dị ứng thời tiết, phấn hoa hoặc lông thú cưng.
  • Tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá.

Dù ho là một phản xạ có lợi giúp trẻ tống được đờm dãi, các chất dịch gây bít tắc đường thở, nhờ đó giảm biểu hiện khó thở. Tuy nhiên, nếu ho có đờm số lượng nhiều, dai dẳng không được điều trị có thể khiến trẻ khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một số biện pháp giúp trị ho có đờm tại nhà mà cha mẹ có thể áp dụng gồm:

1 Vỗ rung lưng làm long đờm cho trẻ

Phương pháp vỗ rung ở lưng giúp kích thích một lực vừa đủ để làm bong các lớp dịch tiết ra khỏi lòng khí, phế quản. Nhờ đó, trẻ có thể dễ dàng ho và tống đờm ra ngoài nhanh chóng và giảm ho sau đó.

Để thực hiện phương pháp này, mẹ cần:

  • Khép chặt các ngón tay và khum lòng bàn tay lại đồng thời ngón cái áp sát vào ngón trỏ.
  • Dùng lực cổ tay vỗ nhẹ nhàng, di chuyển từ ngực đến sau lưng với nhịp và lực đều nhau.
  • Thực hiện lần lượt động tác này ở cả 2 bên lưng.
  • Thời gian vỗ rung là 10 - 15 phút/ lần.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ cần chú ý một số trường hợp không nên thực hiện vỗ rung long đờm như:

  • Ngay sau khi trẻ ăn no.
  • Trẻ bị tim bẩm sinh.
  • Trẻ có dị vật trong đường thở.
  • Trẻ bị tràn dịch, tràn khí màng phổi.
  • Chấn thương lồng ngực, ung thư phổi.

Lưu ý: Mẹ chỉ nên vỗ rung lưng khi bé ho có đờm, không nên làm khi bé ho khan. Đồng thời, mẹ cần chú ý chính xác vị trí phổi của bé, tránh vỗ vào bụng, dạ dày hoặc xương sống.

Vỗ rung là phương pháp giúp trẻ tống đờm ra ngoài để hạn chế ho dai dẳng

Vỗ rung là phương pháp giúp trẻ tống đờm ra ngoài để hạn chế ho dai dẳng

2 Xông hơi nước cho trẻ

Hơi nước làm ẩm đường hô hấp giúp làm loãng đờm, mở rộng khí phế quản giúp trẻ dễ dàng ho ra đờm lỏng và thoải mái hơn. Cha mẹ có thể xông hơi nước cho trẻ bằng cách:

  • Cho trẻ vào phòng tắm được xả đầy hơi nước nóng.
  • Sử dụng máy xông hơi nước vào mũi, họng cho trẻ.

Sử dụng máy xông hơi nước có thể làm ẩm đường hô hấp và giảm ho hiệu quả

Sử dụng máy xông hơi nước có thể làm ẩm đường hô hấp và giảm ho hiệu quả

3 Tạo không khí mát mẻ và thoải mái cho trẻ

Bầu không khí nhiều khói bụi, dị nguyên như lông thú, phấn hoa hoặc khói thuốc lá có thể làm kích thích đường thở khiến trẻ ho có đờm. Vì thế, cha mẹ cần đảm bảo bầu không khí mát mẻ và thoải mái xung quanh trẻ bằng cách:

  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.
  • Thường xuyên mở cửa sổ để làm thông thoáng không khí trong phòng.
  • Sử dụng máy lọc không khí, máy tạo ẩm trong phòng.

Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ có thể giúp trẻ tránh các tác nhân gây ho

Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ có thể giúp trẻ tránh các tác nhân gây ho

4 Giữ ấm cơ thể trẻ

Việc giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là các vùng đầu cổ và tay chân có thể giúp hạn chế các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do virus hoặc vi khuẩn như viêm họng, viêm phế quản, cảm cúm, cảm lạnh... Nhờ đó, trẻ sẽ ít gặp triệu chứng ho có đờm.

Giữ ấm cho trẻ có thể giúp tránh các bệnh nhiễm trùng và giảm ho hiệu quả

Giữ ấm cho trẻ có thể giúp tránh các bệnh nhiễm trùng và giảm ho hiệu quả

5 Kê cao đầu trẻ

Kê cao đầu là biện pháp giúp giảm ứ đọng, chảy ngược dịch tiết về phía họng. Vì thế, ở tư thế này trẻ có thể hạn chế bị kích thích họng gây ho. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi không được khuyến khích nằm đầu quá cao do dễ bị tổn thương cột sống.

Trẻ nằm cao đầu sẽ hạn chế tình trạng chảy dịch mũi sau tạo kích thích ho

Trẻ nằm cao đầu sẽ hạn chế tình trạng chảy dịch mũi sau tạo kích thích ho

6 Massage lòng bàn chân

Theo y học cổ truyền, khi massage huyệt Dũng Tuyền nằm ở dưới lòng bàn chân có thể giúp làm dịu cơn ho có đờm nhanh chóng. Bạn có thể thoa thêm tinh dầu bạc hà, dầu tràm hoặc khuynh diệp trước khi massage để tăng cường hiệu quả điều trị.

Cha mẹ có thể massage lòng bàn chân để giảm ho có đờm cho trẻ

Cha mẹ có thể massage lòng bàn chân để giảm ho có đờm cho trẻ

7 Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống nước nhiều hơn

Lượng đờm nằm trong khí phế quản có thể được làm loãng hơn nếu trẻ được cung cấp đầy đủ dịch cần thiết cho cơ thể. Vì thế, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều sữa hoặc nước hơn bình thường để giúp trẻ dễ ho hết đờm nhanh chóng.

Do vậy, chất lỏng giúp giữ ẩm cho đường hô hấp, hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật và làm loãng đờm.

Trẻ bú hoặc uống nhiều nước giúp làm tăng độ ẩm đường hô hấp và giảm ho có đờm

Trẻ bú hoặc uống nhiều nước giúp làm tăng độ ẩm đường hô hấp và giảm ho có đờm

8 Làm tiêu đờm bằng nước muối loãng

Nước muối sinh lý là dung dịch có khả năng sát khuẩn tốt cũng như cung cấp độ ẩm cần thiết từ đó giúp tiêu đờm và hạn chế viêm nhiễm đường hô hấp. Cha mẹ nên vệ sinh tai mũi họng cho trẻ với dung dịch muối sinh lý hoặc muối loãng ấm hàng ngày.

Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng muối loãng có thể giảm ứ đọng đờm gây ho

Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng muối loãng có thể giảm ứ đọng đờm gây ho

9 Dùng thảo dược tự nhiên trị ho cho trẻ

Húng chanh

Húng chanh là một loại thảo dược có tính ấm, vị cay thường dùng nhằm giảm viêm, tiêu đờm hiệu quả. Ngoài ra, trong húng chanh cũng chứa một lượng lớn codein và carvacrol có vai trò làm dịu cổ họng, giảm ho.

Cha mẹ có thể dùng húng chanh để giảm ho đờm cho trẻ bằng cách:

  • Rửa sạch 4 - 5 lá húng chanh tươi, rửa sạch.
  • Xắt lá húng chanh thành sợi nhỏ và trộn cùng 20g đường phèn.
  • Hấp cách thủy trong 30 - 45 phút rồi chắt 4 - 5 ml nước cho trẻ uống.

Húng chanh là loại thảo mộc được dùng để giảm ho có đờm hiệu quả cho trẻ

Húng chanh là loại thảo mộc được dùng để giảm ho có đờm hiệu quả cho trẻ

Quất xanh (tắc)

Quất hay tắc là loại quả có chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe như pectin và vitamin C… Điều này giúp quất có khả năng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống viêm, giảm ho và tiêu đờm hiệu quả.

Cha mẹ có thể làm quất hấp mật ong nhằm giúp trẻ giảm bớt khó chịu do ho có đờm kéo dài bằng cách:

  • Chuẩn bị 2 quả quất đã được rửa sạch vỏ, để ráo.
  • Thái quất thành nhiều lát mỏng, bỏ hạt và bỏ vào tô
  • Thêm từ từ mật ong cho đến khi ngập phần quất.
  • Đun cách thủy 10 - 15 phút cho đến khi tạo được dung dịch dạng siro.
  • Cho trẻ dùng từ 1 - 2 muỗng dung dịch trên mỗi lần và từ 2 - 3 lần/ngày để giúp giảm đau rát họng, ho đờm.

Cha mẹ có thể dùng quất xanh ngâm mật ong để giúp trẻ giảm ho

Cha mẹ có thể dùng quất xanh ngâm mật ong để giúp trẻ giảm ho

Lá xương xông

Lá xương xông là một thảo dược được biết đến với vai trò tiêu đờm, giảm ho, đặc biệt trong các trường hợp cảm cúm, viêm thanh quản. Để điều trị giảm ho với lá xương xông cho trẻ, cha mẹ cần:

  • Rửa sạch lá xương xông và lá hẹ, để khô.
  • Cắt nhỏ hai loại lá trên và trộn đều.
  • Thêm đường phèn vào hỗn hợp trên và hấp cách thủy từ 10 - 15 phút.
  • Chắt lấy nước và cho trẻ uống nhiều lần trong một ngày để đạt được hiệu quả giảm ho đờm nhanh chóng.

Lá xương xông được biết đến với khả năng tiêu đờm, giảm ho

Lá xương xông được biết đến với khả năng tiêu đờm, giảm ho

Củ nén

Củ nén hay còn được gọi là hành tăm có chứa nhiều vitamin như vitamin A, B, C cũng như hoạt chất chống viêm. Đây là loại thảo dược có tác dụng kiện tỳ, bổ phế giúp cải thiện các triệu chứng đường hô hấp.

Cách chế biến củ nén thành dung dịch hỗ trợ giảm ho đờm cho trẻ, cha mẹ cần:

  • Bóc vỏ và rửa sạch khoảng 15 củ nén.
  • Cắt củ nén làm đôi và cho vào tô.
  • Thêm đường phèn và mật ong vừa đủ với lượng củ nén đã chuẩn bị.
  • Chưng cách thủy từ 10 - 15 phút sau đó để nguội.
  • Cho trẻ uống 1 thìa cà phê gồm cả nước và củ nén đã chế biến từ 3 - 4 lần/ngày. Sau 1 tuần sử dụng liên tục, trẻ sẽ giảm ho đờm rõ rệt.

Củ nén là loại thảo dược có khả năng giảm ho hiệu quả cho trẻ

Củ nén là loại thảo dược có khả năng giảm ho hiệu quả cho trẻ

Gừng tươi

Gừng là loại gia vị có tính cay nồng nên thường được dùng để làm ấm cổ họng, long đờm và giảm ho. Khi trẻ bị ho đờm liên tục, cha mẹ có thể cho trẻ uống trà gừng để làm giảm triệu chứng nhanh chóng. Cách pha trà gừng như sau:

  • Rửa sạch gừng tươi và thái thành từng lát mỏng.
  • Thả 2 - 3 lát gừng vào cốc nước nóng.
  • Đợi khi trà gừng giảm bớt nhiệt độ và thêm mật ong.
  • Cha mẹ nên cho trẻ uống ngay khi trà còn ấm mỗi 1 - 2 lần/ngày để giúp giảm ho hiệu quả nhất.

Cha mẹ có thể cho trẻ uống trà gừng mật ong để giảm tình trạng ho có đờm

Cha mẹ có thể cho trẻ uống trà gừng mật ong để giảm tình trạng ho có đờm

Trà mật ong

Mật ong có chứa nhiều chất kháng viêm, chống oxy hóa vì thế thường được sử dụng trong nhiều bệnh lý viêm nhiễm, nhất là viêm hô hấp. Cha mẹ có thể pha trà mật ong cùng với quất, gừng, lá húng chanh để giảm ho đờm cho trẻ.

Trà mật ong cũng có thể sử dụng để giảm ho đờm cho trẻ

Trà mật ong cũng có thể sử dụng để giảm ho đờm cho trẻ

Lá hẹ

Lá hẹ là thảo dược chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn như odorin, ulfit, allicin… nên có thể dùng để giảm ho đờm do viêm đường hô hấp. Phương pháp dùng lá hẹ để giảm ho đờm như sau:

  • Chuẩn bị 10g lá hẹ tươi, nửa quả chanh và 10g nghệ tươi.
  • Lấy nghệ tươi đem nướng chín rồi bỏ vỏ, đem chắt lấy nước cốt.
  • Luộc lá hẹ để thu được nước cốt.
  • Chanh đem vắt lấy nước rồi thêm vào hỗn hợp 2 loại nước cốt trên cho phù hợp với trẻ.
  • Cho trẻ uống từ 2 - 3 thìa hỗn hợp lá hẹ, nghệ, chanh. Mỗi ngày uống 2 lần để tăng hiệu quả điều trị.

Lá hẹ có thể được dùng như một vị thuốc có tác dụng trừ ho, bổ phế

Lá hẹ có thể được dùng như một vị thuốc có tác dụng trừ ho, bổ phế

10 Lưu ý khi trị ho có đờm cho trẻ

Việc điều trị ho có đờm thường mất nhiều thời gian, vì thế cha mẹ nên lưu ý một số điều sau đây để rút ngắn thời gian điều trị và tăng cường sức khỏe của trẻ như:

Bổ sung đủ nước cho trẻ

Trẻ ho đờm kéo dài thường kèm theo mất nước mức độ nhẹ đến vừa. Việc bổ sung đầy đủ nước sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn đồng thời giúp làm loãng đờm và giảm ho hiệu quả.

Trẻ uống đủ nước sẽ có thể cải thiện triệu chứng ho có đờm nhanh hơn

Trẻ uống đủ nước sẽ có thể cải thiện triệu chứng ho có đờm nhanh hơn

Vệ sinh mũi cho bé thường xuyên

Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi họng có thể loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp đang sống trong cổ họng. Nhờ đó, trẻ sẽ hạn chế viêm mũi họng và giảm ho đờm.

Vệ sinh mũi họng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và rút ngắn thời gian điều trị ho có đờm

Vệ sinh mũi họng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và rút ngắn thời gian điều trị ho có đờm

Thường xuyên rửa tay cho trẻ

Việc giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ giúp ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh từ môi trường và người khác, nhờ đó tránh làm nặng hơn triệu chứng ho đờm. Trẻ nên được rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và ngay sau khi đi vệ sinh.

Trẻ nên rửa tay thường xuyên để giảm các nguy cơ nhiễm trùng làm ho đờm nặng hơn

Trẻ nên rửa tay thường xuyên để giảm các nguy cơ nhiễm trùng làm ho đờm nặng hơn

Cho trẻ ngủ đủ giấc

Khi bị cảm cúm hoặc viêm đường hô hấp gây ho đờm, trẻ cần được ngủ tối thiểu từ 8 - 9 tiếng mỗi ngày. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ để giảm bội nhiễm các vi khuẩn khác cũng như rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và nhanh chóng giảm ho

Ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và nhanh chóng giảm ho

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ

Ho có đờm liên tục có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và làm chậm tốc độ lành bệnh. Cha mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm lỏng, loãng nhưng đầy đủ các chất dinh dưỡng như cháo thịt bằm, sinh tố, sữa…

Cha mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để trẻ nhanh chóng khỏi ho có đờm

Cha mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để trẻ nhanh chóng khỏi ho có đờm

Tránh dùng chung đồ với người khác

Việc sử dụng riêng các đồ sinh hoạt cá nhân như khăn tắm, quần áo có thể giúp ngăn ngừa lây nhiễm các vi khuẩn khác cho trẻ. Nhờ đó, giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, giảm ho có đờm.

Bổ sung kẽm cho trẻ

Kẽm là nguyên tố có vai trò tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vì thế, việc bổ sung kẽm trong chế độ ăn uống có thể giúp trẻ nhanh chóng lành bệnh.

Bổ sung lợi khuẩn/Probiotics

Trẻ nhỏ khi ho có đờm rất dễ nuốt đờm vào đường tiêu hóa dẫn đến rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột và gây tiêu chảy. Cha mẹ nên bổ sung các loại lợi khuẩn từ sữa chua hoặc men vi sinh cho trẻ để phòng ngừa triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, đau bụng hoặc buồn nôn.

11 Khi nào cần gặp bác sĩ

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Ho có đờm là triệu chứng có thể được điều trị tại nhà nếu biểu hiện bệnh không quá nặng. Tuy nhiên, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi các diễn biến bệnh và kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện nếu gặp các biểu hiện sau:

  • Trẻ thở nhanh, co kéo lồng ngực và ổ bụng, phập phồng cánh mũi.
  • Tiếng thở của trẻ rít, khò khè nhiều.
  • Trẻ tím tái ở môi, miệng và đầu ngón tay, ngón chân.
  • Trẻ nôn trớ thường xuyên, sốt cao (trên 39 độ C), có dấu hiệu mất nước (môi khô, khóc không ra nước mắt…).

Ho có đờm kèm theo sốt cao là dấu hiệu cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm

Ho có đờm kèm theo sốt cao là dấu hiệu cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm

Nơi khám chữa bệnh uy tín

Khi có các biểu hiện nặng của bệnh, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám tại khoa nhi của các bệnh viện tại địa phương. Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo một số địa chỉ sau:

  • Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh…
  • Hà Nội: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Xanh Pôn…

Xem thêm:

  • Ho gặp ở trẻ em
  • 10 cách trị ho có đờm tại nhà an toàn, hiệu quả



Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về các biện pháp giúp hỗ trợ điều trị ho có đờm cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên theo dõi tình trạng bệnh và kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có những biểu hiện nặng nhé

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính