Tinh dầu tràm được biết đến rằng đem đến nhiều công dụng hữu ích cho trẻ em. Hãy cùng tìm hiểu những cách dùng tinh dầu tràm cho bé an toàn qua bài viết dưới đây nhé.
Tinh dầu tràm là gì?
Tinh dầu tràm là sản phẩm được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước từ lá và cành của cây tràm Melaleuca Alternifolia có nguồn gốc từ Úc.
Tinh dầu tràm được sử dụng rộng rãi với công dụng phòng ngừa cảm mạo cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh từ lâu đời trong cộng đồng người Việt.
Thành phần hoạt chất chủ yếu đem lại tác dụng của tinh dầu tràm là Eucalyptol (1,8-cineol) khoảng 31.5% và α-Terpineol chiếm 5-10%.
1 Làm lành vết côn trùng cắn trên da bé
Đặc tính kháng khuẩn của tinh dầu tràm có thể giúp ngăn vi khuẩn tại những vết cắn, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, khiến vết thương nhanh lành hơn.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy rằng tinh dầu tràm cũng hoạt động như một chất kháng histamine tự nhiên đóng vai trò trong các phản ứng dị ứng và ngứa, giúp giảm sưng và ngứa.
Tinh dầu tràm giúp làm lành vết côn trùng cắn nhờ đặc tính kháng khuẩn
2 Dùng chữa đầy hơi, khó tiêu
Nếu trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu tràm và massage nhẹ nhàng vùng bụng của trẻ theo chiều kim đồng hồ giúp làm ấm bụng.
Cineole chứa trong tinh dầu giúp cải thiện lưu thông, tạo điều kiện thuận lợi cho nhu động ruột tống khí thừa ra ngoài, giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu ở trẻ.
Xoa vùng bụng của trẻ theo chiều kim đồng hồ cùng tinh dầu tràm giúp chữa đầy hơi, khó tiêu
3 Dùng dầu tràm massage cho trẻ
Cineole chứa trong dầu tràm có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu. Theo y học cổ truyền, dầu tràm có mùi thơm, tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, an toàn khi dùng để xoa bóp cho trẻ em.
Theo y học cổ truyền, massage tinh dầu tràm cho trẻ giúp hoạt huyết
4 Dùng hỗ trợ trị ho
Khi bé bị ho, mẹ chỉ cần nhỏ vài giọt dầu tràm và xoa bóp lưng, ngực, cổ cho bé theo chiều kim đồng hồ từ trên xuống dưới là bé sẽ giảm tình trạng ho sau 2 - 3 ngày.
Tình trạng ho giảm sau 2 - 3 ngày dùng tinh dầu tràm xoa bóp cho trẻ
5 Hỗ trợ kháng khuẩn
Đối với trẻ sơ sinh, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt dầu tràm vào một cốc nước ấm hoặc thấm vào miếng bông gòn, sau đó đặt vào một góc trong nhà giúp không khí trong lành và thoáng đãng hơn. Hương thơm từ dầu tràm mang đến cho bé cảm giác dễ chịu, thoải mái.
Nhỏ vài giọt dầu tràm vào nước ấm đặt vào một gócgiúp không khí trong lành và thoáng đãng hơn
6 Dùng trong máy khuếch tán trước khi đi ngủ
Sử dụng các loại máy khuếch tán giúp tỏa hương thơm của tinh dầu vào không khí giữ cho căn phòng thông thoáng và giúp em bé ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, điều đặc biệt cần thiết là phải làm theo hướng dẫn sử dụng trên máy khuếch tán.
Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu theo đúng hướng dẫn sử dụng
7 Dùng trong nước tắm
Không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, trị ho, tinh dầu tràm còn giúp giữ ấm cơ thể. Một vài giọt tinh dầu vào nước khi tắm có thể giúp làm dịu cơn khó chịu của em bé và giúp trẻ ngủ ngon sau đó.
Nhỏ vài giọt dầu tràm vào nước tắm giúp trẻ ngủ ngon hơn sau đó
8 Không dùng tinh dầu cho trẻ dưới 3 tháng
Hiệp hội các bác sĩ điều trị thần kinh Hoa Kỳ không khuyến cáo sử dụng tinh dầu cho trẻ sơ sinh chỉ mới 3 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn thế với lý do:
- Tinh dầu có thể ảnh hưởng đến khứu giác của trẻ sơ sinh không thể nhận ra mùi của mẹ và sữa mẹ, có thể dẫn đến tình trạng bỏ bú.
- Da của trẻ sơ sinh rất mỏng, nhạy cảm và dễ kích ứng nên khi sử dụng tinh dầu có thể làm hỏng da của trẻ.
Không nên sử dụng tinh dầu cho trẻ dưới 3 tháng tuổi
Xem thêm:
- Tỏi ngâm mật ong và 4 lợi ích sức khoẻ tuyệt vời
- Tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe
- Tự tay làm siro tỏi gừng hấp mật ong trị ho hiệu quả không ngờ
- Điều trị viêm họng không cần dùng thuốc
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các mẹ những cách sử dụng tinh dầu tràm cho bé an toàn. Hãy chia sẻ bài viết với nhiều người để cùng nhau biết cách dùng tinh dầu hiệu quả ở trẻ em bạn nhé.
Nguồn: Sg.theasianparent.com, Medicalnewstoday.
Bạn đang xem bài viết 7 cách dùng tinh dầu tràm cho trẻ an toàn các mẹ cần lưu ý tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].