Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

6 dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 1 không nên bỏ qua

Tại Việt Nam, ung thư đại tràng là một trong những loại ung thư thường gặp nhất, chỉ sau ung thư gan, phổi, dạ dày và vú. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp giảm thiểu tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 1 trong bài viết này nhé!

1 Ung thư đại tràng là gì?

Ung thư đại tràng, hay ung thư đoạn ruột kết, xảy ra khi các tế bào đại tràng phân chia và tăng sinh ngoài tầm kiểm soát tạo nên các khối u xâm lấn tại chỗ. Các khối u sẽ dần di căn đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.

Ở giai đoạn 1, khối u có kích thước cụ thể, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Lúc này, khối u đã phát triển qua lớp niêm mạc xuống lớp dưới niêm của đại tràng. Tuy nhiên, giai đoạn này chỉ xâm lấn tại chỗ mà chưa di căn theo đường bạch huyết cũng như đường máu.

Ung thư đại tràng có thể gặp ở bất cứ độ tuổi và giới tính nào. Tuy nhiên, một số yếu nguy cơ sau đây được cho là nguyên nhân gây tăng khả năng mắc bệnh:

  • Trên 50 tuổi.
  • Tiền sử gia đình có người mắc ung thư đại tràng, ung thư trực tràng, ung thư ruột.
  • Chủng tộc người Mỹ gốc Phi.
  • Có tiền sử mắc ung thư, bệnh Crohn, hội chứng Lynch hoặc bệnh đa polyp di truyền.
  • Có polyp kích thước trên 1cm ở đại trực tràng.
  • Lạm dụng rượu bia, thuốc lá.
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Chế độ ăn ít chất xơ, nhiều chất béo và calo, nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn.
  • Người ít vận động.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Xạ trị ung thư.

Khối u bên trong lòng đại tràng giai đoạn 1

Khối u bên trong lòng đại tràng giai đoạn 1

2 6 dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu

Các dấu hiệu của bệnh ở gia đoạn đầu có thể rất mờ nhạt và khó nhận biết. Ở một số người thậm chí còn không có dấu hiệu trong giai đoạn đầu.

Thay đổi thói quen đại tiện

Thay đổi thói quen đại tiện thường xuất hiện ở giai đoạn sớm nhưng ít được để ý. Người bệnh thường sẽ cảm thấy đau bụng dưới, mót rặn, đi ngoài không hết hoặc táo bón, tiêu chảy kéo dài.

Đại tràng có chức năng chính là hấp thụ nước, chất điện giải và tích trữ phân cho đến khi phân được tống xuất ra ngoài. Việc hình thành khối u trong lòng đại tràng sẽ gây rối loạn quá trình tái hấp thu gây nên hiện tượng tiêu chảy.

Nguyên nhân dẫn đến táo bón ở bệnh nhân ung thư đại tràng có thể là do khối u trong lòng đường tiêu hóa gây chèn ép đường ra của phân. Khối u còn gây rối loạn nhu động ruột khiến phân khó bị đẩy ra hơn. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tắc ruột.

Thay đổi thói quen đại tiện thường xuất hiện ở giai đoạn sớm nhưng ít được để ý

Thay đổi thói quen đại tiện thường xuất hiện ở giai đoạn sớm nhưng ít được để ý

Thay đổi tính chất phân

Kích thước của phân là một dấu hiệu phản ánh các bất thường dị dạng trong đường tiêu hóa. Tình trạng phân mỏng, hẹp hơn so với bình thường rất có thể do một vật cản giống khối u chặn lại hay còn gọi là “phân hình lá lúa". Đây cũng là một dấu hiệu chỉ điểm quan trọng mà người bệnh cần lưu ý.

Bên cạnh đó, một số trường hợp mắc ung thư đại tràng giai đoạn đầu cũng có thể bị đi cầu ra máu. Ngoài ra, do thay đổi thói quen đại tiện mà phân của người bệnh cũng dễ xuất hiện nhiều sự thay đổi bất thường khác như khô, rắn thành từng cục nhỏ hoặc phân nát, có lẫn nhầy máu.

Hình dạng phân bất thường rất có thể do khối u gây nên

Hình dạng phân bất thường rất có thể do khối u gây nên

Đau bụng

Đau bụng là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân gặp vấn đề về tiêu hoá. Đau bụng do ung thư đại tràng giai đoạn 1 có thể xuất hiện mọi vị trí, nhưng thường gặp nhất là đau ở vùng hố chậu. Đau âm ỉ kéo dài và là ít đáp ứng với các thuốc điều trị đại tràng thông thường.

Đau bụng là triệu chứng thường gặp của bệnh

Đau bụng là triệu chứng thường gặp của ung thư đại tràng giai đoạn 1

Chán ăn, mệt mỏi

Mệt mỏi, chán ăn là những triệu chứng tiêu hóa thường gặp ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư trực tràng. Tuy nhiên, bệnh nhân thường chủ quan không đi khám hay tầm soát ung thư trực tràng.

Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng này có thể do khối u chèn ép đường tiêu hóa, đồng thời tăng sinh mạch máu ở khối u ác tính, khối u lở loét làm chảy máu rỉ rả gây ra tình trạng thiếu máu làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy nhược. 

Mệt mỏi, chán ăn là những triệu chứng tiêu hóa thường gặp ở giai đoạn đầu

Mệt mỏi, chán ăn là những triệu chứng tiêu hóa thường gặp ở giai đoạn đầu của bệnh

Rối loạn tiêu hoá

Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, người bệnh thường có các triệu chứng ở hệ tiêu hóa khá mơ hồ. Một trong số đó là tình trạng bị rối loạn tiêu hóa. Người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng và thay đổi thói quen đại tiện bất thường.

Người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng và thay đổi thói quen đại tiện bất thường

Người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng và thay đổi thói quen đại tiện bất thường

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Khi xuất hiện tình trạng sụt cân không liên quan đến chế độ ăn hay hoạt động thể lực thì rất có thể đây là một dấu hiệu chỉ điểm ung thư, đặc biệt là các loại ung thư đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng.

Nguyên nhân sụt cân là do tế bào ung thư phát triển làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Lúc này, cơ thể phải dùng protein để bù đắp, giữ lại chức năng của các tạng quan trọng song cũng làm thiếu hụt năng lượng cung cấp cho các tế bào khác.

Ngoài ra, do việc bệnh nhân cũng có thể gặp tình trạng chán ăn, ăn không ngon, khối u cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng. Từ đó dẫn đến việc giảm khối lượng cơ, sụt cân trầm trọng ở bệnh nhân ung thư. 

Sụt cân không rõ nguyên nhân trong thời gian ngắn rất có thể là dấu hiệu chỉ điểm ung thư

Sụt cân không rõ nguyên nhân trong thời gian ngắn rất có thể là dấu hiệu chỉ điểm ung thư

3 Dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn cuối

Khi ở giai đoạn cuối, các triệu chứng của bệnh trở nên rõ ràng và chuyển biến nặng hơn vì khối u đã di căn qua các bộ phận khác. Những người bị ung thư đại tràng di căn có thể có các triệu chứng điển hình của ung thư bao gồm:

  • Máu đen lẫn trong phân.
  • Táo bón, tiêu chảy.
  • Phân có đầu dài, mỏng, giống như bút chì.
  • Mệt mỏi.
  • Đau bụng hoặc đầy hơi không rõ nguyên nhân.
  • Sụt cân nhanh.
  • Buồn nôn và nôn.

Khi ung thư đã lan rộng, bạn có thể gặp các triệu chứng khác tùy thuộc vào vị trí khối u hình thành.

Đi cầu ra máu là triệu chứng điển hình của ung thư đại tràng giai đoạn cuối

Đi cầu ra máu là triệu chứng điển hình của ung thư đại tràng giai đoạn cuối

4 Ung thư đại tràng có chữa được không?

Ung thư đại tràng có khả năng chữa khỏi nếu phát hiện sớm từ giai đoạn đầu. Phương pháp điều trị chính là phẫu thuật cắt bỏ khối u một cách triệt để. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tái phát và dẫn đến tử vong nếu điều trị muộn hoặc tái phát liên tục.

Bệnh hoàn toàn có khả năng chữa khỏi nếu phát hiện sớm từ giai đoạn đầu

Phát hiện sớm dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 1 có thể giúp bệnh được điều trị tốt hơn

5 Nên làm gì khi có dấu hiệu ung thư đại tràng?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn không nên chủ quan vì bệnh ung thư đại tràng là một căn bệnh rất nguy hiểm. vì vậy, bạn nên gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng bất thường như:

  • Máu trong phân.
  • Tiêu chảy, táo bón.
  • Thay đổi về kích thước và hình dạng phân.
  • Đau bụng hoặc tăng nhu động vùng hạ vị.
  • Đầy hơi, cảm giác khó tiêu.
  • Giảm cân không mong muốn.
  • Mệt mỏi, uể oải.

Hãy đi khám bác sĩ ngay khi các triệu chứng này kéo dài trên hai tuần hoặc xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường cùng lúc.

Nơi khám chữa ung thư đại tràng

Nếu gặp các dấu hiệu như trên, bạn có thể đến ngay các cơ sở y tế gần nhất, các bệnh viện chuyên khoa Nội, Tiêu hoá. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.

Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:

  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Bạch Mai.
  • Tại TP HCM: Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân Dân 115.

Giảm cân không mong muốn kéo dài trên 2 tuần thì cần đi khám bác sĩ ngay

Giảm cân không mong muốn kéo dài trên 2 tuần thì cần đi khám bác sĩ ngay

5 Tầm soát ung thư đại tràng

Ai nên tầm soát ung thư đại tràng?

  • Gia đình có thành viên có tiền sử mắc ung thư đại tràng.
  • Người trên 40 tuổi.
  • Người bệnh có tiền sử mắc bệnh polyp đại trực tràng, bệnh Crohn hoặc ung thư khác trước đây.

Bạn nên tầm soát bệnh nếu gia đình có thành viên có tiền sử mắc ung thư đại tràng

Bạn nên tầm soát bệnh nếu gia đình có thành viên có tiền sử mắc ung thư đại tràng

Các phương pháp sàng lọc và chẩn đoán

Việc chẩn đoán ung thư đại tràng sớm giúp quá trình điều trị mang lại nhiều kết quả khả quan, tiên lượng sống của bệnh nhân được cải thiện, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Ở giai đoạn sớm, tỷ lệ phát hiện bệnh còn thấp do các triệu chứng không điển hình và sự chủ quan của bệnh nhân lẫn nhân viên y tế.

Cơ quan Y tế Dự phòng Hoa Kỳ khuyến cáo nên tầm soát ung thư đại tràng từ 40 tuổi. Việc chẩn đoán ung thư đại tràng dựa vào các yếu tố sau:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử, bệnh sử có liên quan đến các triệu chứng tiêu hóa bệnh nhân mắc phải, đồng thời ấn vào bụng tìm các dấu hiệu bất thường và thăm khám trực tràng để phát hiện các khối u trực tràng.
  • Xét nghiệm phân: Đây là xét nghiệm dùng để tìm máu ẩn trong phân. Có hai loại chính: xét nghiệm máu ẩn trong phân Guaiac (gFOBT) và xét nghiệm miễn dịch tìm máu ẩn trong phân (FIT)
  • Xét nghiệm máu: Bao gồm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi cùng các xét nghiệm chức năng gan, thận để loại trừ các mặt bệnh và rối loạn khác.
  • Nội soi đại tràng: Đây là thủ thuật sử dụng một ống dài có gắn camera đưa vào bên trong lòng đại tràng giúp bác sĩ phát hiện các khối u và dấu hiệu bất thường.
  • Chụp X-quang đại tràng cản quang: Hình ảnh khuyết thiếu trên phim chụp X-quang giúp bác sĩ phát hiện ra các khối u và các dấu hiệu bất thường ở bệnh nhân ung thư đại tràng.
  • Chụp CT: Đây là cận lâm sàng giúp xác định vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn của ung thư, đặc biệt phát hiện được những khối u nhỏ mà các chẩn đoán hình ảnh khác thường bỏ sót.

Hình ảnh X Quang đại tràng cản quang trên thực tế

Hình ảnh X Quang đại tràng cản quang trên thực tế

6 Biện pháp phòng ngừa ung thư đại tràng

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Chế độ ăn uống có sự ảnh hưởng lớn đến các bệnh về tiêu hoá, đặc biệt là ung thư đại tràng. Do đó, việc xây dựng thói quen dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp bạn phòng ngừa căn bệnh ác tính này, chẳng hạn như:

  • Xây dựng chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung vitamin và khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa, được cho là có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
  • Cắt giảm thực phẩm chế biến từ thịt đỏ cũng như thực phẩm giàu chất béo và nhiều calo sẽ góp phần tăng cường sức khỏe đường ruột cũng như phòng ngừa bệnh ung thư ở đại tràng.
  • Uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ phát triển của ung thư.

Xây dựng chế độ ăn uống giàu chất xơ để hệ tiêu hoá khỏe mạnh

Xây dựng chế độ ăn uống giàu chất xơ để hệ tiêu hoá khỏe mạnh

Tập thể dục, kiểm soát cân nặng

Béo phì, thừa cân cũng như nhóm đối tượng lười vận động được xem là yếu tố nguy cơ gây ung thư đại tràng. Vì vậy, duy trì chế độ tập luyện thể thao khoa học và cân nặng lý tưởng có thể giúp ngăn ngừa bệnh lý này.

Ngoài ra, bạn cũng nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút vừa sức mỗi ngày. 

Bạn nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày

Bạn nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày

Hạn chế rượu bia, thuốc lá

Việc hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích sẽ giúp hệ tiêu hoá của bạn khỏe mạnh hơn trước các tác nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, nếu phải uống bia rượu vì tính chất công việc, bạn nên giới hạn số lượng không quá 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và 2 ly đối với nam giới.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên cai thuốc lá để bản thân và những người xung quanh cơ thể khỏi các hóa chất gây tăng nguy cơ mắc ung thư.

bạn nên cai thuốc lá để bảo vệ cơ thể khỏi các hóa chất gây tăng nguy cơ mắc ung thư

Cai thuốc lá để bảo vệ cơ thể khỏi các hóa chất gây tăng nguy cơ mắc ung thư

Khám sức khỏe và tầm soát định kỳ

Ung thư ở ruột thường có tính di truyền. Vì vậy, bạn nên khám sức khỏe và tầm soát định kỳ tối thiểu 1 năm/lần nếu cha mẹ ruột, anh chị em ruột hay con cái của bạn đã từng bị ung thư đại tràng hoặc polyp tiến triển. Bạn cũng nên tầm soát bệnh khi bắt đầu bước sang tuổi 40.

Bạn cũng nên tầm soát bệnh khi bắt đầu bước sang tuổi 40

Nên tầm soạt bệnh định kỳ khi bắt đầu bước sang tuổi 40

Xem thêm

  • Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
  • 14 cách chữa viêm đại tràng tại nhà đơn giản, hiệu quả và an toàn
  • U đại tràng: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về các dấu hiệu của ung thư đại tràng giai đoạn 1. Nếu thấy bài viết này bổ ích hãy chia sẻ ngay cho người thân và bạn bè để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính