Bệnh sốt phát ban là một trong những bệnh truyền nhiễm hiếm gặp. Tuy nhiên, bệnh có gây biến chứng nghiêm trọng lên tim, phổi, thận, thần kinh nếu không được điều trị. Cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu về các triệu chứng của sốt phát ban nhé!
Sốt phát ban hay còn gọi là sốt ve mò hay sốt bờ bụi - là bệnh truyền nhiễm do Orientia tsutsugamushi gây ra.
Bệnh sốt phát ban ở chuột do bọ chét hoặc ve truyền sang người thông qua vết cắn. Một số ít cũng có thể lây lan qua những con sóc bay bị nhiễm bệnh. Bệnh chủ yếu được tìm thấy ở vùng nông thôn của Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và miền bắc Australia.
Với bất kỳ loại sốt phát ban nào, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu trong khoảng 10 ngày đến 2 tuần sau khi vi khuẩn sốt phát ban xâm nhập vào cơ thể. Các triệu chứng của sốt phát ban bao gồm: ớn lạnh, sốt cao, đau đầu, đau nhức cơ, phát ban.
1 Ớn lạnh
Bệnh sốt phát ban có thể bắt đầu ngấm ngầm hoặc bắt đầu với ớn lạnh và sốt. Những cơn rùng mình khiến cơ thể bạn cảm thấy lạnh. Đây cũng có thể là dấu hiệu báo của một cơn sốt.
Ớn lạnh thường đi kèm sốt trong bệnh sốt phát ban
2 Sốt cao
Sốt là sự gia tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời. Đó là một phần của phản ứng tổng thể từ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Cũng như các loại nhiễm trùng khác, sốt là triệu chứng thường gặp trong bệnh sốt phát ban.
Sốt thường kéo dài trong thời gian dài ở những bệnh nhân không được điều trị (trung bình 14,4 ngày), tăng cao trong tuần đầu tiên, thường từ 40 - 40,5 độ C.
3 Đau đầu
Đi kèm với các triệu chứng như sốt, ớn lạnh là đau đầu. Trong bệnh sốt phát ban, bệnh nhân cảm thấy đau đầu dữ dội, đột ngột từ những ngày đầu tiên. Đôi khi, người bệnh có thể tái phát triệu chứng đau đầu ngay cả khi đã hết sốt.
Bệnh sốt phát ban gây đau đầu dữ dội
4 Đau nhức cơ
Đau nhức cơ cũng là một trong các triệu chứng thường gặp của sốt phát ban. Thông thường, bệnh nhân cảm thấy đau âm ỉ toàn thân, đặc biệt ở những vùng cơ, cảm giác không thể ngồi dậy hay làm được việc gì. Giống với đau đầu, đau nhức cơ có thể kéo dài cho đến giai đoạn hồi phục của bệnh.
Sốt phát ban có thể khiến bạn đau nhức các cơ, cảm giác mệt mỏi và không có sức lực
5 Phát ban
Sốt phát ban đặc trưng bởi sốt và phát ban. Ban xuất hiện từ ngày 4 - 7 của bệnh và có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Các ban thường có dạng nốt dát-sẩn, màu đỏ nhạt, không đau, không ngứa và không để lại dấu tích khi lặn.
Ban đầu, các ban xuất hiện ở ngực, bụng, sau đó lan ra khắp cơ thể nhưng ít xuất hiện ở mặt, lòng bàn tay và gan bàn chân.
Ngoài những triệu chứng trên, người bệnh còn thể có sưng hạch hạch huyết. Ban đầu có thể chỉ sưng hạch ở gần vết cắn nhưng khoảng 4 - 5 ngày sau đó, người bệnh có thể sưng hạch toàn thân.
Hạch hơi cứng, ấn đau, đường kính khoảng 2 - 4cm và di động. Bề mặt da bên ngoài không nóng, không đỏ. Hạch không mưng mủ và nhỏ dần khi người bệnh hồi phục.
Sốt phát ban điển hình với triệu chứng sốt và phát ban
6 Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ:
- Trẻ hơn 3 tháng tuổi và có sốt trên 38 độ C.
- Từ 3 đến 6 tháng tuổi và có sốt từ 39 độ C hoặc sốt thấp hơn nhưng có vẻ quấy khóc, khó chịu hoặc lừ đừ một cách bất thường.
- Từ 7 đến 24 tháng tuổi và có sốt từ 39 độ C kéo dài hơn một ngày nhưng không có triệu chứng nào khác. Có các dấu hiệu và triệu chứng khác như sổ mũi, ho hoặc tiêu chảy.
- Dễ bị kích thích, nôn ói nhiều lần, đau đầu dữ dội, đau họng, đau bụng hoặc các triệu chứng khác gây ra nhiều khó chịu.
- Bị sốt kéo dài hơn ba ngày.
- Có một cơn co giật liên quan đến sốt.
Đối với người lớn:
- Nhức đầu dữ dội.
- Phát ban.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Cổ cứng và đau khi bạn cúi đầu về phía trước.
- Rối loạn tâm thần, hành vi kỳ lạ hoặc thay đổi lời nói.
- Nôn dai dẳng.
- Khó thở hoặc đau ngực.
- Đau bụng.
- Tiểu rắt buốt.
- Co giật.
Bạn nên đến khám bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu hoặc triệu chứng nghi nhiễm sốt phát ban
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ dựa vào dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và thăm khám để chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó, bạn có thể sẽ được chỉ định một số xét nghiệm để xác định chẩn đoán như:
- Công thức máu.
- Huyết thanh chẩn đoán.
- Sinh thiết ban với nhuộm kháng thể huỳnh quang để phát hiện sinh vật.
- Phản ứng chuỗi polymerase (PCR).
Xét nghiệm huyết thanh giúp chẩn đoán chính xác bệnh
Các bệnh viện điều trị sốt phát ban uy tín
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Nhân dân 115.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa.
Tham khảo một số bệnh viện uy tín mà bạn có thể tới khám
Xem thêm:
- Bệnh Tay chân miệng ở trẻ là gì? Dấu hiệu và Cách phòng tránh
- Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏi?
Bài viết trên đây mô tả khái quát các triệu chứng của sốt phát ban. Mong rằng thông qua bài viết có thể giúp bạn đọc hiểu thêm về căn bệnh này. Hãy chia sẻ đến gia đình, người thân và bạn bè nếu thấy bài viết hay và hữu ích nhé!
Bạn đang xem bài viết 5 triệu chứng sốt phát ban giúp bạn nhận biết bệnh chính xác tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].