Viêm đường tiết niệu là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến có thể kéo dài và gây tổn thương cho cơ quan tiết niệu, sinh dục. Hãy cùng tìm hiểu các triệu chứng viêm đường tiết niệu qua bài viết dưới đây nhé!
Viêm đường tiết niệu là gì?
Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng các cấu trúc liên quan đến hệ thống tiết niệu do vi khuẩn gây ra.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh thường gặp với tỉ lệ nữ nhiều hơn nam, phổ biến ở phụ nữ độ tuổi từ 16 - 35, với tỷ lệ 10% phụ nữ bị nhiễm trùng hàng năm và hơn 40% - 60% bị nhiễm trùng ít nhất một lần trong đời .
1 Đau rát khi đi tiểu
Vi khuẩn kích thích lớp niêm mạc của đường tiết niệu gây ra viêm nhiễm. Từ đó, dẫn đến các cơn nóng rát hoặc đau khi đi tiểu.
Vi khuẩn gây viêm dẫn đến đau rát khi đi tiểu
2 Nước tiểu có máu hoặc mủ
Khi bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, vi khuẩn sẽ lây lan dẫn đến viêm và kích ứng. Từ đó, hình thành mủ hoặc xuất huyết khiến các tế bào hồng cầu rò rỉ vào nước tiểu. Do đó, có thể xuất hiện tình trạng nước tiểu có máu hoặc mủ khi bị viêm đường tiết niệu.
Xuất hiện tình trạng nước tiểu có máu hoặc mủ khi bị viêm đường tiết niệu
3 Tiểu lắt nhắt nhiều lần, kể cả khi bàng quang không có gì
Khi bạn mắc tình trạng viêm đường tiết niệu, vi khuẩn sẽ khiến bàng quang sưng lên và bị kích thích. Từ đó, dẫn đến các triệu chứng như muốn đi tiểu thường xuyên hơn bình thường kể cả khi bàng quang không có gì.
Vi khuẩn khiến bàng quang kích thích gây đi tiểu lắt nhắt nhiều lần
4 Đau bụng vùng hạ vị
Vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể ảnh hưởng khu vực bàng quang. Từ đó, tạo áp lực lên vùng hạ vị dưới khiến bạn khó chịu hoặc gây đau.
Khó chịu và đau vùng hạ vị khi viêm đường tiết niệu
5 Khi nào gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Liên hệ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu bạn có các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu như:
- Tiểu đau, tiểu rát.
- Tiểu lắt nhắt nhiều lần.
- Nước tiểu có máu.
- Sốt.
- Đau bụng hạ vị hoặc đau lưng dưới hoặc đau ở bên lưng.
- Buồn nôn hoặc nôn ói.
Liên hệ với bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng của viêm đường tiết niệu
Chẩn đoán
Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:
- Tổng phân tích nước tiểu: tìm bạch cầu, nitrite trong nước tiểu, gợi ý tình trạng nhiễm trùng tiểu.
- Cấy nước tiểu: xác định vi khuẩn gây bệnh để lựa chọn kháng sinh điều trị thích hợp.
- Xét nghiệm hình ảnh: bằng siêu âm, chụp CT hoặc MRI để tìm kiếm vấn đề về cấu trúc trong đường tiết niệu.
- Soi bàng quang: để đánh giá cấu trúc bên trong bên trong bàng quang.
Phân tích mẫu nước tiểu để kiểm tra các tế bào bạch cầu, hồng cầu hoặc vi khuẩn
Các bệnh viện điều trị viêm đường tiết niệu uy tín
Nếu có triệu chứng nghi ngờ viêm đường tiết niệu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Có thể đến khoa Tiết niệu của một số bệnh viện uy tín sau:
- Tại Tp.Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Bình dân,...
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Bệnh viện Việt Đức,...
Tham khảo các bệnh viện điều trị viêm đường tiết niệu
Xem thêm:
- Nguyên nhân viêm đường tiết niệu có thể bạn chưa biết
- 8 cách giúp trị viêm đường tiết niệu tại nhà bạn nên biết
- Hướng dẫn cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu hiệu quả
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin về các triệu chứng viêm đường tiết niệu thường gặp. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!
Nguồn: Cdc, Ncbi, Mayoclinic.
Bạn đang xem bài viết 4 triệu chứng viêm đường tiết niệu giúp bạn nhận biết bệnh chính xác tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].