Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

18 tác dụng của nước ép lê với sức khỏe bạn nên biết

Nước ép lê có nhiều tác dụng đến sức khỏe chúng ta như tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho hệ tim mạch, hỗ trợ giảm cân và làm đẹp da. Khám phá ngay!

Lê là một loại trái cây thơm ngon và bổ dưỡng, mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe con người. Hãy cùng tìm hiểu nước ép lê có tác dụng gì qua bài viết dưới đây nhé.

[dropcap]1[/dropcap]Quả lê là gì? Thành phần dinh dưỡng của lê

Lê (Pyrus communis L) là loại quả có vị ngọt, giòn, có mùi thơm đặc trưng và hình chuông rất được ưa chuộng. Lê có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, Tây Âu, Châu Á, Trung Quốc và Pakistan. Có hơn 3.000 loại lê trên toàn thế giới và phân biệt dựa vào kích thước, hình dạng, độ ngọt và giòn.[nguon title="Pear (Nashpati): Uses, Benefits, Side Effects and More!" link="https://pharmeasy.in/blog/ayurveda-uses-benefits-side-effects-of-pear/" date="07/04/2024"][/nguon]

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong mỗi 100g quả lê có chứa:[nguon title="Pears, raw" link="https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/169118/nutrients" date="07/04/2024"][/nguon]

  • Nước: 84g.
  • Lượng calo: 57 kcal.
  • Chất béo: 0.14g.
  • Carbohydrate: 15.2g.
  • Chất xơ: 3.1g.
  • Đường: 9.75g.
  • Chất đạm: 0.36g.

Lê cũng cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như:

Ngoài ra, quả lê cũng chứa nhiều hợp chất thực vật như carotenoid, flavonoid và anthocyanin hoạt động như chất chống oxy hóa và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.[nguon title="Are pears good for you? Types, nutrition, calories, benefits, and more" link="https://www.medicalnewstoday.com/articles/285430#nutrition" date="07/04/2024"][/nguon]

Lê là loại quả có vị ngọt, giòn, mùi thơm đặc trưng và hình chuông

Lê là loại quả có vị ngọt, giòn, mùi thơm đặc trưng và hình chuông

[dropcap]2[/dropcap]Nước ép lê có tác dụng gì?

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy sau 12 tuần tiêu thụ 2 quả lê liên tục mỗi ngày, huyết áp tâm thu và huyết áp có xu hướng giảm. Từ đó có thể cải thiện về sức khỏe tim mạch ở người trung niên và người lớn tuổi mắc hội chứng chuyển hóa.[nguon title="Influence of daily fresh pear consumption on biomarkers of cardiometabolic health in middle-aged/older adults with metabolic syndrome: a randomized controlled trial" link="https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30720034/" date="07/04/2024"][/nguon]

Chất chống oxy hóa procyanidin của nước ép lê có thể làm giảm độ cứng của mô tim, giảm cholesterol LDL (có hại) và tăng cholesterol HDL (có lợi). Vỏ chứa quercetin - một chất chống oxy hóa quan trọng, giúp giảm viêm và hạ nguy cơ bệnh tim bằng cách kiểm soát huyết áp và cholesterol.
Nghiên cứu năm 2015 trên 30.000 phụ nữ chỉ ra rằng ăn 80g trái cây mỗi ngày giảm nguy cơ mắc bệnh tim 6 - 7%. Ví dụ, một quả lê trung bình nặng 178g.[nguon title="9 Health and Nutrition Benefits of Pears" link="https://www.healthline.com/nutrition/benefits-of-pears#TOC_TITLE_HDR_8" date="07/04/2024"][/nguon]

Tiêu thụ nước lê có thể cải thiện sức khỏe tim mạch

Tiêu thụ nước lê có thể cải thiện sức khỏe tim mạch

Tăng lưu thông máu

Trong mỗi 100g nước ép lê chứa 0.17mg sắt có thể tăng cường hoạt động sản xuất và lưu thông hồng cầu của cơ thể. Từ đó, có khả năng giảm thiểu tình trạng thiếu máu với các triệu chứng như suy nhược, chậm nhận thức, mệt mỏi và khó chịu ở dạ dày.[nguon title="10 Incredible Benefits Of Pear Juice" link="https://www.organicfacts.net/pear-juice.html" date="07/04/2024"][/nguon][nguon title="Pears, raw, bartlett" link="https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/746773/nutrients" date="07/04/2024"][/nguon]

Lê bổ sung sắt giúp tăng cường sản xuất và lưu thông hồng cầu trong cơ thể

Lê bổ sung sắt giúp tăng cường sản xuất và lưu thông hồng cầu trong cơ thể

Giảm nguy cơ loãng xương

Nước ép lê chứa một số khoáng chất cần thiết cho sức khỏe xương, tăng cường mật độ khoáng xương trong cơ thể như canxi, phốt pho, magiê và sắt.[nguon title="10 Incredible Benefits Of Pear Juice" link="https://www.organicfacts.net/pear-juice.html" date="07/04/2024"][/nguon]

Đồng thời, nước lê còn cung cấp khoáng chất boron giúp duy trì mức độ pH và cơ thể giữ lại canxi, từ đó ngăn ngừa sự khởi phát và làm chậm chứng loãng xương.[nguon title="WHY IS PEAR SO DEAR" link="https://ijrap.net/admin/php/uploads/1473_pdf.pdf" date="07/04/2024"][/nguon]

Nước ép lê có thể giúp ngăn ngừa sự khởi phát và làm chậm chứng loãng xương

Nước ép lê có thể giúp ngăn ngừa sự khởi phát và làm chậm chứng loãng xương

Cải thiện chức năng hệ thần kinh 

Nước ép lê chứa một lượng khoáng chất đồng có mối liên hệ chặt chẽ với chức năng của hệ thần kinh. Dòng đồng ổn định trong cơ thể sẽ giúp mạng lưới thần kinh liên lạc hoạt động hiệu quả hơn, từ đó cải thiện chức năng hệ thần kinh.[nguon title="10 Incredible Benefits Of Pear Juice" link="https://www.organicfacts.net/pear-juice.html" date="07/04/2024"][/nguon]

Nước ép lê có chứa một lượng khoáng chất đồng giúp cải thiện chức năng hệ thần kinh

Nước ép lê có chứa một lượng khoáng chất đồng giúp cải thiện chức năng hệ thần kinh

Giảm viêm

Lê là nguồn giàu chất chống oxy hóa flavonoid giúp giảm stress oxy hóa và ức chế các phản ứng miễn dịch. Từ đó mang lại hiệu quả giảm viêm và các nguy cơ mắc bệnh do viêm như tiểu đường, bệnh tim,...[nguon title="A review of pears (Pyrus spp.), ancient functional food for modern times" link="https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8409479/" date="07/04/2024"][/nguon]

Hơn nữa, nước ép lê còn chứa một lượng vitamin và khoáng chất như đồng, vitamin C và vitamin K cũng có tác dụng chống viêm cho cơ thể.[nguon title="9 Health and Nutrition Benefits of Pears" link="https://www.healthline.com/nutrition/benefits-of-pears#TOC_TITLE_HDR_5" date="07/04/2024"][/nguon]

Lê giúp giảm stress oxy hóa và viêm trong cơ thể

Lê giúp giảm stress oxy hóa và viêm trong cơ thể

Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa

Lê là nguồn cung cấp chất xơ hòa tankhông hòa tan tuyệt vời, rất cần thiết cho sức khỏe tiêu hóa, khoảng 21% nhu cầu chất xơ hàng ngày. Lượng chất xơ trong lê giúp duy trì hoạt động đều đặn của ruột bằng cách làm mềm và tạo khối phân.[nguon title="Pears, raw" link="https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/169118/nutrients" date="07/04/2024"][/nguon][nguon title="The Health Benefits of Dietary Fibre" link="https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7589116/" date="07/04/2024"][/nguon]

Hơn nữa, lượng chất xơ hòa tan pectin trong lê có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và chức năng miễn dịch.[nguon title="9 Health and Nutrition Benefits of Pears" link="https://www.healthline.com/nutrition/benefits-of-pears#TOC_TITLE_HDR_5" date="07/04/2024"][/nguon]

Đặc biệt, pectin còn có thể giúp giảm táo bón.Nghiên cứu kéo dài 4 tuần ở 80 người lớn bị táo bón sử dụng 24 gam pectin mỗi ngày. Tình trạng táo bón đã cải thiện và tăng lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Lượng chất xơ hòa tan trong lê có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột

Lượng chất xơ hòa tan trong lê có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột

Kiểm soát lượng đường trong máu

Một nghiên cứu cho thấy chất xơ trong lê có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể có nhiều thời gian để phân hủy và hấp thụ carbs. Điều này có thể giúp điều chỉnh và cải thiện lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.[nguon title="Effects of soluble fiber supplementation on glycemic control in adults with type 2 diabetes mellitus: A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials" link="https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33162192/" date="07/04/2024"][/nguon]

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy hợp chất thực vật anthocyanin trong quả lê có tác dụng chống viêm và hạ đường huyết ở chuột mắc bệnh tiểu đường loại 2.[nguon title="Anti-diabetic activity in type 2 diabetic mice and α-glucosidase inhibitory, antioxidant and anti-inflammatory potential of chemically profiled pear peel and pulp extracts (Pyrus spp.)" link="https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S175646461400440X" date="07/04/2024"][/nguon]

Nghiên cứu khác năm 2012 cũng cho rằng tiêu thụ 5 khẩu phần trái cây giàu anthocyanin mỗi tuần như quả lê có thể làm giảm 23% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.[nguon title="9 Health and Nutrition Benefits of Pears" link="https://www.healthline.com/nutrition/benefits-of-pears#TOC_TITLE_HDR_5" date="07/04/2024"][/nguon]

Anthocyanin trong quả lê có tác dụng chống viêm và kiểm soát lượng đường trong máu

Anthocyanin trong quả lê có tác dụng chống viêm và kiểm soát lượng đường trong máu

Tăng cường sức đề kháng

Vitamin C và các chất chống oxy hóa khác nhau có trong quả lê như catechin, epicatechin, beta-carotene, quercetin,... có thể vô hiệu hóa các gốc tự do, tăng cường hệ thống miễn dịch. Hơn nữa, nước ép lê có thể tăng sức đề kháng, hỗ trợ hệ thống miễn dịch bằng cách giảm căng thẳng và viêm khắp cơ thể, ngăn ngừa các bệnh mãn tính.[nguon title="10 Incredible Benefits Of Pear Juice" link="https://www.organicfacts.net/pear-juice.html" date="07/04/2024"][/nguon]

Vitamin C và các chất chống oxy hóa trong lê có thể hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch

Vitamin C và các chất chống oxy hóa trong lê có thể hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch

Giảm nguy cơ viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa xảy ra khi ruột nhỏ hình ống nằm ở phía bên phải của ruột già bị nhiễm trùng và gây viêm.

Một đánh giá năm 2020 cho rằng những người tiêu thụ ít nhất 30g chất xơ mỗi ngày sẽ giảm được 41% nguy cơ viêm ruột thừa so với những người tiêu thụ ít chất xơ.[nguon title="Dietary fibre intake and the risk of diverticular disease: a systematic review and meta-analysis of prospective studies" link="https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7058673/" date="07/04/2024"][/nguon]

Lê là một loại trái cây chứa hàm lượng chất xơ cao nên tiêu thụ lê có thể giúp giảm nguy cơ viêm ruột thừa.

Lê là một loại trái cây có thể giúp giảm nguy cơ viêm ruột thừa

Lê là một loại trái cây có thể giúp giảm nguy cơ viêm ruột thừa

Ngăn ngừa ung thư

Các chất phytochemical trong quả lê như axit chlorogen và axit malaxinic hoạt động giúp chống tăng sinh tế bào ung thư vú, ung thư gan. Từ đó nước lê được xem có khả năng hoạt động chống đột biến và ung thư.[nguon title="A review of pears (Pyrus spp.), ancient functional food for modern times" link="https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8409479/" date="07/04/2024"][/nguon]

Ngoài ra, tiêu thụ nhiều flavonoid có trong quả lê cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư dành riêng cho phụ nữ như ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư nội mạc tử cung.[nguon title="Consumption of flavonoids and risk of hormone-related cancers: a systematic review and meta-analysis of observational studies" link="https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9092883/" date="07/04/2024"][/nguon]

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều trái cây, bao gồm cả lê có thể bảo vệ cơ thể và chống lại một số bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư dạ dày.[nguon title="9 Health and Nutrition Benefits of Pears" link="https://www.healthline.com/nutrition/benefits-of-pears#TOC_TITLE_HDR_5" date="07/04/2024"][/nguon]

Phytochemical trong quả lê có thể giúp chống tăng sinh tế bào ung thư vú

Phytochemical trong quả lê có thể giúp chống tăng sinh tế bào ung thư vú

Thúc đẩy khả năng thải độc 

Lê có hàm lượng nước cao có thể giúp làm mềm phân và hỗ trợ đào thải độc tố ra khỏi hệ tiêu hóa.

Một đánh giá năm 2015 cho thấy tác dụng nhuận tràng của quả lê đến từ hàm lượng chất xơ và đường fructose cao.[nguon title="Systematic Review of Pears and Health" link="https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4657810/" date="07/04/2024"][/nguon]

Lê có hàm lượng nước cao có thể hỗ trợ đào thải độc tố

Lê có hàm lượng nước cao có thể hỗ trợ đào thải độc tố

Làm đẹp da

Lê chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe làn da. Đồng thời, hàm lượng vitamin C trong lê cao có thể tăng cường sản sinh collagen, mang lại làn da săn chắc và trẻ trung. 

Các chất chống oxy hóa trong quả lê cũng giúp chống lại các gốc tự do, từ đó làm giảm các dấu hiệu lão hóa, ngăn ngừa tình trạng khô và xỉn màu. 

Hàm lượng vitamin C trong lê có thể tăng cường sản sinh collagen, mang lại làn da trẻ đẹp

Hàm lượng vitamin C trong lê có thể tăng cường sản sinh collagen, mang lại làn da trẻ đẹp

Quản lý cân nặng 

Lê chứa nhiều nước, chất xơ và hàm lượng calo thấp nên khi tiêu thụ có thể giúp bạn cảm thấy no lâu. Trong một nghiên cứu năm 2019, những người trưởng thành tiêu thụ 2 quả lê mỗi ngày nhận thấy chu vi vòng eo và tỷ lệ eo - hông giảm 0.2 cm sau 12 tuần sử dụng.[nguon title="Influence of daily fresh pear consumption on biomarkers of cardiometabolic health in middle-aged/older adults with metabolic syndrome: a randomized controlled trial" link="https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30720034/" date="07/04/2024"][/nguon]

Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2008 cho thấy phụ nữ bổ sung 3 quả lê mỗi ngày vào chế độ ăn uống trong 10 tuần đã giảm trung bình 0,84 kg.[nguon title="A low-energy-dense diet adding fruit reduces weight and energy intake in women" link="https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18439712/" date="07/04/2024"][/nguon]

Bổ sung lê mỗi ngày vào chế độ ăn uống giúp quản lý cân nặng hiệu quả

Bổ sung lê mỗi ngày vào chế độ ăn uống giúp quản lý cân nặng hiệu quả

Giảm nguy cơ mỡ máu

Một số nghiên cứu năm 2015 cho thấy cholesterol toàn phần (TC) và cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) giảm khi tiêu thụ nước ép lê.[nguon title="Systematic Review of Pears and Health" link="https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4657810/" date="07/04/2024"][/nguon]

Ngoài ra, quả lê còn là nguồn cung cấp niacin tuyệt vời giúp điều chỉnh quá trình tổng hợp cholesterol trong cơ thể, tăng cường mức cholesterol HDL tốt, làm giảm lượng chất béo trung tính có hại và cholesterol LDL xấu trong máu.[nguon title="Pear Fruit: Health Benefits, Nutrition, Uses For Skin And Hair, Recipes And Side Effects" link="https://www.netmeds.com/health-library/post/pear-fruit-health-benefits-nutrition-uses-for-skin-and-hair-recipes-and-side-effects" date="07/04/2024"][/nguon]

Cholesterol trong cơ thể giảm khi tiêu thụ nước ép lê

Cholesterol trong cơ thể giảm khi tiêu thụ nước ép lê

Tăng trao đổi chất

Tiêu thụ lê trong chế độ ăn uống có thể cung cấp chất xúc tác cho các enzyme trong quá trình sinh hóa. Từ đó có thể tăng tốc độ đồng hóa carbohydrate, chất béo, protein trong thực phẩm và tăng cường sự trao đổi chất.[nguon title="Pear Fruit: Health Benefits, Nutrition, Uses For Skin And Hair, Recipes And Side Effects" link="https://www.netmeds.com/health-library/post/pear-fruit-health-benefits-nutrition-uses-for-skin-and-hair-recipes-and-side-effects" date="07/04/2024"][/nguon]

Tiêu thụ lê trong chế độ ăn uống có thể tăng cường sự trao đổi chất

Tiêu thụ lê trong chế độ ăn uống có thể tăng cường sự trao đổi chất

Ngăn ngừa táo bón

Chất xơ trong quả lê có thể kích thích sự di chuyển của thức ăn qua hệ tiêu hóa. Đồng thời, chất xơ cũng có thể làm tăng khối lượng phân để cơ thể dễ dàng tống phân ra ngoài hơn, rất hữu ích cho những người đi phân không đều hoặc táo bón.

Chất xơ trong quả lê có thể giúp thức ăn dễ qua hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón

Chất xơ trong quả lê có thể giúp thức ăn dễ qua hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón

Giảm tình trạng chuột rút

Mỗi 100g lê có thể cung cấp đến 87mg kali giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp và giảm chuột rút cơ do nồng độ kali thấp.

Kali trong quả lê giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp và giảm chuột rút

Kali trong quả lê giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp và giảm chuột rút

Hỗ trợ điều trị các tổn thương gan

Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy nước ép lê chứa các hợp chất phenolic chống lại stress oxy hóa. Đồng thời có thể ngăn chặn quá trình peroxid hóa lipid ở gan và bảo vệ các tổn thương gan thông qua việc tăng cường hoạt động của enzyme chống oxy hóa ở gan.[nguon title="Pear pomace water extract suppresses hepatic lipid peroxidation and protects against liver damage in rats fed a high fat/cholesterol diet" link="https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6049591/" date="07/04/2024"][/nguon]

Nước ép lê chứa các hợp chất phenolic giúp bảo vệ các tổn thương gan

Nước ép lê chứa các hợp chất phenolic giúp bảo vệ các tổn thương gan

[dropcap]3[/dropcap]Những lưu ý khi sử dụng nước ép lê

Tác dụng phụ của lê

Bên cạnh lợi ích, lê cũng có khả năng gây ra một số tác dụng phụ liên quan đến hệ tiêu hóa và sự phát triển có thể gặp ở trẻ em và trẻ sơ sinh gồm:[nguon title="Pear (Nashpati): Uses, Benefits, Side Effects and More!" link="https://pharmeasy.in/blog/ayurveda-uses-benefits-side-effects-of-pear/#Side_Effects_of_Pear_Nashpati" date="07/04/2024"][/nguon]

  • Lê chứa một số axit có thể gây hại cho hệ tiêu hóa ở trẻ cai sữa.
  • Tiêu thụ quá nhiều nước ép lê có thể gây đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy mãn tính ở trẻ em. 
  • Tiêu thụ quá nhiều nước ép lê có thể dẫn đến khiếm khuyết về chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh. 

Tiêu thụ quá nhiều nước ép lê có thể gây đau bụng, đầy hơi

Tiêu thụ quá nhiều nước ép lê có thể gây đau bụng, đầy hơi

Những thận trọng khi sử dụng

Một số đối tượng nên cân nhắc khi sử dụng nước ép lê gồm:

  • Những người có tiền sử dị ứng với quả lê, phấn hoa và đào: Phản ứng dị ứng khác nhau về mức độ nghiêm trọng gồm ngứa, sưng tấy, phát ban, thở khò khè, chảy mũi và thậm chí là sốc phản vệ.
  • Người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS): Lê là một loại trái cây trong chế độ ăn FODMAP cao. Người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao có thể làm tăng tình trạng đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy.[nguon title="Are pears good for you? Types, nutrition, calories, benefits, and more" link="https://www.medicalnewstoday.com/articles/285430#risks" date="07/04/2024"][/nguon]
  • Phụ nữ đang có thai, cho con bú, trẻ em và người cao tuổi: Lê chứa ít axit, khi tiêu thụ có thể để lại nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng đối với hệ tiêu hóa.

Tương tự như tất cả các loại nước trái cây tươi, nước ép lê cũng nhanh chóng mất đi độ tươi sau khi chế biến do quá trình oxy hóa. Do đó, bạn nên sử dụng nước ép lê ngay sau khi chế biến. 

Tuy nhiên, nếu được bảo quản đúng cách trong lọ thủy tinh kín ở ngăn mát tủ lạnh có thể giảm thiểu quá trình oxy hóa và sử dụng nước ép lê lên tới 2 - 3 ngày .

Người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên tiêu thụ nhiều lê

Người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên tiêu thụ nhiều lê

[dropcap]4[/dropcap]Một số công thức nước ép lê tốt cho sức khỏe

Bạn có thể áp dụng một số công thức nước ép lê tốt cho sức khỏe sau:

  • Nước ép lê tươi: Nước ép lê chứa nhiều vitamin C và chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy hệ thống miễn dịch.
  • Nước ép đào và lê: Kết hợp lê và đào cung cấp chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, hỗ trợ sức khỏe làn da.
  • Nước ép chanh, gừng và lê: Loại nước ép này chứa nhiều vitamin C và đặc tính chống viêm giúp tăng cường khả năng miễn dịch, làm dịu sự khó chịu về tiêu hóa.
  • Nước ép dưa chuột và lê: Nước ép dưa chuột và lê cung cấp lượng nước cần thiết, dưỡng ẩm và hỗ trợ làn da khỏe mạnh.
  • Nước ép táo và lê: Hỗn hợp táo và lê cung cấp chất xơ, vitamin, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Nước ép lê và cam: Nước ép này giúp tăng cường khả năng miễn dịch, duy trì sức khỏe làn da và thị lực nhờ chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa.
  • Nước ép cà rốt và lê: Hỗn hợp nước ép này giúp hỗ trợ sức khỏe của mắt và mang lại lợi ích chống viêm.

Những công thức nước ép lê tốt cho sức khỏe

Những công thức nước ép lê tốt cho sức khỏe

[info]

Xem thêm:

[/info]

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thêm những thông tin bổ ích về nước ép lê cũng như công dụng mà nước ép lê mang lại cho sức khỏe. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính