Ê buốt răng là một triệu chứng khó chịu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của nhiều người. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu 17 cách trị ê buốt răng nhanh chóng, đơn giản hiệu quả tại nhà.
1 Ê buốt răng là gì?
Ê buốt răng là một tình trạng đau nhức răng khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt hoặc khi chải răng. Nguyên nhân của ê buốt răng là do lớp men răng bị mòn,tổn thương hoặc tụt nướu. Chính điều này làm lộ ra lớp ngà răng bên dưới.
Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với các tác nhân như thức ăn nóng, lạnh hoặc ngọt sẽ kích thích các dây thần kinh trong răng thông qua các ống ngà bên trong lớp ngà. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau buốt răng.
Ê buốt răng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng, nứt răng
Ê buốt răng là tình trạng đau răng khi tiếp xúc với tác nhân kích thích như thức ăn nóng, lạnh
2 Nguyên nhân khiến răng ê buốt
Răng ê buốt là một triệu chứng khó chịu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của nhiều người. Răng ê buốt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là :
Đánh răng sai cách
Nếu bạn đánh răng quá mạnh, tần suất cao hoặc dùng bàn chải có lông cứng, bạn sẽ làm mòn men răng khiến ngà răng lộ ra. Ngoài ra, việc đánh răng sai phương pháp còn góp phần làm bạn gặp tình trạng tụt nướu. Chính những điều này là nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng ê buốt răng.
Đánh răng quá mạnh hoặc sai kỹ thuật làm nướu bị tổn thương
Tụt nướu
Sự suy thoái các mô nướu chủ yếu là bởi các nguyên nhân như mô nướu mỏng do di truyền hoặc do bệnh lý nha chu, không chăm sóc răng miệng đúng cách.
Nếu như bạn gặp các trường hợp trên, nướu của bạn sẽ bị tụt và lộ chân răng khiến bạn dễ bị ê buốt răng khi ăn đồ ăn nóng, lạnh hoặc có tính axit cao.
Tụt viền nước làm rộ chân răng khiến bạn dễ bị ê buốt răng
Dùng nước súc miệng chứa thành phần axit trong thời gian dài
Một số loại nước súc miệng có tính axit cao, có thể làm hại lớp men răng và ngà răng. Bạn nên chọn những loại nước súc miệng không chứa axit hoặc không dùng quá thường xuyên để tránh trường hợp ngà răng tổn thương nặng hơn.
Việc sử dụng nước súc miệng chứa thành phần axit có thể làm mỏng lớp men
Răng nứt
Răng của bạn có thể bị nứt do va đập, cắn vào vật cứng hoặc do tuổi tác. Răng nứt sẽ làm lộ tủy răng và gây ê buốt khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích như thức ăn nóng, lạnh,...
Đồng thời, răng nứt có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn từ các mảng bám xâm nhập vào tủy gây viêm nhiễm.
Răng bị nứt, vỡ có thể dẫn đến việc vi khuẩn xâm nhập vào lớp men gây ê buốt
Đồ ăn chứa nhiều axit
Thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm có tính axit cao như trái cây chua, soda, đồ uống có ga sẽ làm bào mòn men răng và ngà răng. Bạn nên hạn chế ăn uống những thực phẩm này hoặc đánh răng sau khi ăn để bảo vệ răng miệng.
Thức ăn và đồ uống có chứa axit có thể ăn mòn men răng, tạo điều kiện cho ê buốt
Thói quen nghiến răng
Nghiến răng là một hành vi vô thức, thường xảy ra khi bạn căng thẳng, lo lắng hoặc khi bạn đang ngủ. Nghiến răng sẽ làm hao mòn men răng theo thời gian làm lộ ngà răng và gây áp lực lên khớp hàm dẫn đến ê buốt răng.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra răng ê buốt như:
- Mòn răng: Răng của bạn có thể bị mòn do ma sát giữa hai hàm răng hoặc do ăn uống không đúng cách.
- Sâu răng: Sâu răng là một bệnh lý phổ biến, do vi khuẩn gây ra. Sâu răng sẽ ăn sâu vào trong răng và gây tổn thương cho tủy răng.
- Mòn cổ răng: Cổ răng là phần giao giữa men răng và nướu. Cổ răng có thể bị mòn do viêm nướu, đánh răng sai cách hoặc do tuổi tác.
- Uống nhiều nước có ga trong thời gian dài: Nước có ga có chứa axit carbonic, có thể làm mòn men răng và ngà răng nếu uống quá nhiều và quá thường xuyên.
- Sau tẩy trắng răng: Tẩy trắng răng là một phương pháp làm đẹp răng miệng, nhưng cũng có thể gây ra răng ê buốt. Điều này do các chất tẩy trắng có thể làm mỏng men răng và kích thích tủy răng.
- Sau làm chụp sứ: Chụp sứ là một phương pháp cải thiện hình dạng và màu sắc của răng. Tuy nhiên, để làm chụp sứ, bạn phải mài một phần men răng và ngà răng để gắn sứ lên. Điều này có thể gây ra răng ê buốt trong một thời gian ngắn sau khi làm.
Thói quen nghiến răng quá mạnh vào ban đêm, có thể làm hư tổn men răng
3 Răng ê buốt (hậu quả)
Răng ê buốt không chỉ là một cảm giác khó chịu, mà còn có thể là báo động cho các vấn đề về răng miệng. Nếu bạn thường xuyên bị răng ê buốt khi ăn uống hay chải răng, bạn nên đi khám nha sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Nếu để lâu, răng ê buốt có thể dẫn đến các biến chứng như mất răng, nhiễm trùng huyết hoặc suy giảm chức năng ăn nhai.
Bạn cũng nên chú ý đến các yếu tố gây hại cho men răng như thức ăn cay, nóng, chua, ngọt, thuốc lá, rượu và stress. Bạn cũng nên chăm sóc răng miệng đúng cách và sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm.
Răng ê buốt ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày
4 Cách giảm ê buốt răng
Trong một số trường hợp tình trạng ê buốt răng có thể giảm dần và biến mất, nhưng một số trường hợp cần có phương pháp hỗ trợ điều trị thích hợp để thuyên giảm triệu chứng:
Muối
Muối có khả năng kháng khuẩn, làm sạch răng và giảm viêm nướu. Bạn chỉ cần pha một thìa muối vào một ly nước ấm hoặc sử dụng nước muối sinh lý, sau đó súc miệng với dung dịch này trong 30 giây. Hãy lặp lại 2-3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả.
Muối có khả năng kháng vi khuẩn và kháng viêm, giúp làm giảm sưng và đau rát
Mật ong và nước ấm
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, làm lành vết thương và giảm đau. Bạn có thể pha một thìa mật ong vào một ly nước ấm, sau đó uống từ từ hoặc súc miệng với dung dịch này 2-3 lần mỗi ngày. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau buốt ở răng giảm dần.
Mật ong giúp làm dịu cơn ê buốt ở răng
Trà xanh
Trà xanh có chứa các chất chống oxy hóa, kháng viêm và bảo vệ men răng. Bạn có thể pha một túi trà xanh vào một ly nước nóng, để nguội rồi súc miệng với dung dịch này trong 30 giây, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.
Trà xanh giúp giảm viêm và bảo vệ men răng
Đinh hương
Đinh hương có tính kháng khuẩn cao và có khả năng gây tê, giảm ê buốt, làm dịu cơn đau. Bạn có thể sử dụng phương pháp như phối hợp đinh hương với dầu oliu theo tỉ lệ 1:2 và đắp lên răng khoảng 10 phút. Hãy thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả như bạn mong muốn.
Đinh hương có tính kháng khuẩn cao và có khả năng gây tê, giảm ê buốt
Lá bàng non
Lá bàng non được biết đến với những tác dụng như diệt khuẩn tốt và hiệu quả trong điều trị các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi.
Để dùng lá bàng non để chữa ê buốt, hãy rửa sạch lá bàng non và đâm nhuyễn với một ít muối. Sau đó, pha hỗn hợp nước cốt bàng non với nước ấm.
Bạn hãy sử dụng hỗn hợp trên để súc miệng 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần súc miệng khoảng 1 đến 2 phút để giảm các cơn ê buốt răng.
Lá bằng non hiệu quả trong điều trị sâu răng, viêm lợi
Tỏi
Tỏi có chứa allicin, một chất kháng khuẩn và giảm đau. Bạn có thể giã tỏi với một ít muối, sau đó đắp lên răng trong khoảng thời gian 10 phút. Bạn hãy thực hiện phương pháp nhiều lần trong ngày để cải thiện tình trạng răng ê buốt.
Tỏi chứa chất kháng viêm và kháng khuẩn
Lá trầu không
Lá trầu không có tinh dầu với khả năng ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn. Ngoài ra, lá trầu không còn có tác dụng làm sạch răng và giảm viêm lợi. Bạn có thể giã nát lá trầu không với muối.
Sau đó, phối hợp hỗn hợp đã giã nhuyễn trên với rượu để súc miệng. Mỗi ngày, bạn hãy súc miệng với hỗn hợp này khoảng 2-3 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 10 phút để làm dịu cơn ê buốt răng.
Lá trầu không có khả năng kháng khuẩn mạnh giúp làm dịu cơn ê buốt
Lá ổi
Lá ổi có nhiều lợi ích đối với sức khỏe răng miệng bao gồm giảm ê buốt và đau nhức răng hiệu quả. Bởi vậy, bạn có thể sử dụng công thức gồm lá ổi được giã nhuyễn với một ít muối, sau đó pha với nước để có được nước súc miệng.
Hãy sử dụng phương pháp trên 2 - 3 lần mỗi ngày, mỗi lần hãy súc miệng khoảng 10 phút.
Lá ổi có thể giúp làm dịu ê buốt
Nghệ
Nghệ có chứa curcumin, một chất chống oxy hóa, kháng viêm và giảm đau. Bạn có thể pha một thìa bột nghệ vào một ly nước ấm rồi xoa lên nướu trong khoảng thời gian 1 đến 2 phút. Sau đó, hãy súc miệng lại với nước sạch.
Nghệ có tính chất kháng vi khuẩn và kháng viêm
Rượu cau
Cau khi được phối hợp với rượu bằng phương pháp ngâm có thể làm tăng các tác dụng như khả năng diệt khuẩn, kháng viêm. Bởi vậy, bạn có thể lựa chọn sử dụng rượu cau như một phương pháp làm giảm đau răng.
Công thức bạn có thể áp dụng khi ê buốt răng là ngâm cau tươi hoặc cau khô với rượu trong khoảng 1 - 2 tháng. Sau đó, bạn có thể súc miệng bằng rượu cau bằng mỗi ngày để làm dịu cơn ê buốt.
Rượu cau có hoạt tính diệt khuẩn mạnh, giúp làm dịu cơn ê buốt
Rượu hạt gấc
Rượu hạt gấc được biết đến với các hoạt tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp giảm sưng và giảm đau nhức răng, làm dịu cảm giác khó chịu ê buốt răng. Bởi rượu hạt gấc chứa các chất chống oxy hóa, kháng viêm và giảm đau.
Rượu hạt gấc có chứa chất chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả
Vani
Chiết xuất vani rất hữu ích trong việc sát trùng và giảm đau, chiết suất lần này còn có thể giúp làm giảm ê buốt.
Bạn có thể đổ một ít chiết xuất vani vào miếng bông gòn và đắp lên răng từ 1 đến 2 phút. Sau đó bạn súc miệng sạch lại với nước.
Vani có tác dụng làm dịu vùng răng ê buốt
Oxy già
Oxy già có khả năng làm trắng răng, giảm viêm nướu và ngăn ngừa sâu răng. Bạn có thể pha một phần oxy già với nước theo tỉ lệ 1:1 sau đó súc miệng với dung dịch này trong 30 giây. Lưu ý rằng không nên nuốt dung dịch oxy già.
Oxy già giúp làm trắng răng, giảm cảm giác ê buốt
Capsaicin
Capsaicin là một chất có trong ớt, có tác dụng giảm đau nhờ làm tê liệt các dây thần kinh dẫn truyền cảm giác đau. Bạn có thể dùng kem hoặc gel chứa capsaicin bôi lên răng bị ê buốt. Tuy nhiên, việc sử dụng gel capsaicin cần có sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ.
Capsaicin có khả năng làm giảm cảm giác ê buốt
Dầu dừa
Dầu dừa có chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn tạo mảng bám và làm mềm men răng.
Bên cạnh đó, dầu dừa còn giúp giảm các triệu chứng của bệnh nướu răng. Bạn có thể dùng một thìa dầu dừa để nhai trong miệng trong 15 phút, sau đó nhổ ra và súc miệng với nước sạch.
Dầu dừa có tác dụng làm dịu và giảm viêm nhiễm
Sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm vào ban đêm
Một trong những nguyên nhân gây ra răng nhạy cảm là nghiến răng vào ban đêm. Để tránh tình trạng này, bạn có thể sử dụng một dụng cụ bảo vệ hàm vào ban đêm.
Dụng cụ này sẽ được làm theo khuôn hàm và bạn sẽ đeo nó khi đi ngủ. Dụng cụ này sẽ bảo vệ răng khỏi sự ma sát và ngăn chặn sự tổn thương cho răng do nghiến răng.
Dụng cụ bảo vệ hàm giúp bảo vệ răng khỏi việc tiếp xúc tác nhân gây ê buốt
Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng giảm ê buốt
Ngoài các cách trên, bạn cũng nên sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng giảm ê buốt để bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây ê buốt thông qua việc bảo vệ các đầu dây thần kinh.
Bạn nên chọn kem đánh răng chứa florua, kali nitrat hoặc strontium clorua, vì những thành phần này có tác dụng ngăn chặn các tín hiệu đau truyền từ dây thần kinh ở răng đến não của bạn, giảm độ nhạy của răng và ngăn ngừa sâu răng .
Chọn kem đánh răng chứa thành phần ngăn chặn các tín hiệu đau truyền từ dây thần kinh ở răng
5 Phòng ngừa răng ê buốt
Để phòng ngừa răng ê buốt, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:
Vệ sinh răng đúng cách
Bạn nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày, sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm và kem đánh răng chứa florua.
Bạn cũng nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám giữa các kẽ răng. Ngoài ra, bạn nên thăm khám và làm sạch răng tại nha sĩ ít nhất hai lần một năm.
Đánh răng hàng ngày, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch không gian giữa răng
Hạn chế đồ ăn chứa nhiều axit
Một trong những nguyên nhân gây ra răng ê buốt là ăn quá nhiều đồ ăn chứa nhiều axit. Nếu bạn không thể tránh được việc ăn uống các thực phẩm có tính axit cao.
Bạn nên ăn kèm với các thực phẩm có tính kiềm hoặc trung tính như sữa, phô mai, bơ, dầu ăn… để cân bằng độ pH trong miệng và bảo vệ men răng.
Tránh thức ăn và đồ uống có chứa nhiều axit để không làm mỏng men răng
Liệu pháp florua
Florua là một khoáng chất có tác dụng bảo vệ và củng cố men răng. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm chứa florua như kem đánh răng, nước súc miệng hoặc gel florua để phòng ngừa và điều trị răng ê buốt.
Bạn cũng có thể đến nha sĩ để được áp dụng các liệu pháp florua cao cấp hơn.
Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng chứa Fluorua
6 Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu
Bạn nên đến gặp bác sĩ khi gặp các dấu hiệu dưới đây:
- Bạn bị ê buốt răng kéo dài hoặc nặng.
- Bạn bị ê buốt răng ở nhiều răng hoặc ở một vị trí cố định.
- Bạn bị ê buốt răng kèm theo các triệu chứng khác như sưng nướu, chảy máu nướu, mủ, hôi miệng, đau nhức quanh răng.
- Bạn bị ê buốt răng do các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, răng bị vỡ hoặc mòn, sau tẩy trắng răng hoặc làm chụp sứ.
Những dấu hiệu này có thể là biểu hiện của các vấn đề nghiêm trọng về răng miệng cần được xử lý kịp thời để tránh biến chứng.
Nếu triệu chứng ê buốt răng kéo dài, trở nên nặng nề nên thăm bác sĩ
Các bệnh viện chuyên nha khoa uy tín
Nếu bạn cần tìm một địa chỉ uy tín để khám và điều trị ê buốt răng, bạn có thể tham khảo một số bệnh viện chuyên nha khoa sau đây:
- Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Quân Y 175,...
- Hà Nội: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai,...
Xem thêm:
- 10 nguyên nhân gây sâu răng có thể bạn chưa biết
- 12 cách chữa đau răng tại nhà đơn giản, an toàn
- Hay chảy máu chân răng là bệnh gì? Nguyên nhân và điều trị
Trên đây là 17 cách trị ê buốt răng nhanh chóng, đơn giản hiệu quả tại nhà mà bạn có thể thử ngay. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về cách trị ê buốt răng, Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Bạn đang xem bài viết 17 cách trị ê buốt răng nhanh chóng, đơn giản hiệu quả tại nhà tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].