Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

13 cách trị nấm bẹn tận gốc tại nhà, ngăn ngừa tái phát

Nấm bẹn là một bệnh về da thường gặp ở vùng bẹn, đùi và khu vực kín, gây ngứa, khó chịu và có thể lan rộng nếu không được xử lý kịp thời. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về những cách trị nấm bẹn tại nhà, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1 Nấm bẹn là gì? Triệu chứng của nấm bẹn

Nấm bẹn, còn được gọi là "viêm nấm vùng bẹn," là một loại bệnh nấm da do nấm Dermatophyte gây ra, thường xuất hiện ở các vùng ẩm ướt như bẹn, khu vực bộ phận sinh dục và vùng đùi lân cận.

Tuy cả nam và nữ đều có thể mắc nấm bẹn nhưng tỷ lệ nam giới thường gặp phải tình trạng này nhiều do thường xuyên đổ mồ hôi hoặc mặc quần áo chật. Bệnh nấm bẹn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt phổ biến hơn ở thanh thiếu niên và người trưởng thành so với trẻ em và người cao tuổi.

Người mắc bệnh nấm bẹn thường có những triệu chứng điển hình như sau:

  • Nổi mẩn đỏ ở bẹn: Mẩn đỏ thường có hình tròn hoặc bầu dục, với viền nhô cao và da mịn ở giữa.
  • Ngứa ngáy ở bẹn: Ngứa có thể từ nhẹ đến nặng và có thể tồi tệ hơn vào ban đêm.
  • Da bị bong tróc hoặc đóng vảy: Da ở vùng bị ảnh hưởng có thể bị bong tróc hoặc đóng vảy.
  • Đau hoặc rát: Vùng bị ảnh hưởng có thể bị đau hoặc rát, đặc biệt khi tiếp xúc với ma sát hoặc mồ hôi.
  • Nổi mụn nước: Trong một số trường hợp, có thể xuất hiện mụn nước ở vùng bị ảnh hưởng. Những mụn nước này có thể bị vỡ và chảy dịch.

Nấm bẹn là một loại bệnh nấm da do nấm Dermatophyte tác động lên vùng bẹn

Nấm bẹn là một loại bệnh nấm da do nấm Dermatophyte tác động lên vùng bẹn

2 Nguyên nhân gây ra nấm bẹn

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh nấm bẹn thuộc nhóm Dermatophytes:

  • Nhiễm trùng bởi một số loại vi khuẩn hoặc các loại nấm phổ biến như Trichophyton rubrum và Epidermophyton floccosum
  • Nấm phát triển mạnh trong môi trường nóng ẩm, bí bách, đặc biệt là ở vùng bẹn, nơi thường xuyên bị che kín bởi quần áo.
  • Mặc quần áo và đồ lót chật hoặc bó sát gây bí và toát mồ hôi những khu vực kín như nách, bẹn,...
  • Tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp đến vùng da bị nấm hay thông qua việc sử dụng chung khăn tắm, quần áo và khăn trải giường của người bệnh
  • Hệ miễn dịch yếu: Người có hệ miễn dịch yếu do mắc bệnh lý như HIV/AIDS, tiểu đường, hoặc sử dụng thuốc corticosteroid kéo dài.
  • Bệnh lý khác: Một số bệnh lý như béo phì, hăm da, hoặc bệnh lý da liễu khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc nấm bẹn.
  • Lây nhiễm: Tiếp xúc trực tiếp với người, động vật bị nấm bẹn hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh.

Trichophyton rubrum là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nấm bẹn

Trichophyton rubrum là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nấm bẹn

3 Nấm bẹn có chữa được không?

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nấm bẹn hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Đôi khi, tình trạng này hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số trường hợp hiếm gặp của bệnh nấm bẹn kéo dài nhưng có thể được kiểm soát thông qua việc điều trị đúng cách và sử dụng thuốc.

Sau đây là một số cách điều trị nấm bẹn theo Y Khoa. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi áp dụng tại nhà để tránh gây ra tác dụng phụ:

  • Thuốc bôi chống nấm: Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho nấm bẹn. Thuốc bôi chống nấm có dạng kem, thuốc mỡ hoặc dung dịch. Một số loại thuốc bôi chống nấm thường dùng là clotrimazole, miconazole, terbinafine và ketoconazole. Bạn cần bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, thường là 2-3 lần mỗi ngày trong 2-4 tuần.
  • Uống thuốc chống nấm (nên tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ có chuyên môn, không tự ý mua thuốc để điều trị nấm bẹn) Thuốc uống chống nấm là fluconazole, itraconazole và terbinafine. Thuốc uống chống nấm có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu và phát ban.

4 Cách trị nấm bẹn tại nhà

Dưới đây là một số cách sử dụng thực phẩm, các nguyên liệu tự nhiên để điều trị nấm bẹn tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ có chuyên môn trước khi thực hiện tại nhà. 

Ăn sữa chua và men vi sinh

Sữa chua và men vi sinh chứa một lượng lớn vi khuẩn tốt, đặc biệt là Lactobacillus acidophilus giúp ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm nấm.

Lactobacillus acidophilus có khả năng cạnh tranh với các loại nấm gây bệnh, ức chế sự phát triển của chúng, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm nấm ở âm đạo, miệng, da,...

Sữa chua chứa Lactobacillus acidophilus giúp ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm nấm

Sữa chua chứa Lactobacillus acidophilus giúp ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm nấm

Bổ sung vitamin C cho cơ thể

Vitamin C (acid ascorbic) giúp kích thích sản xuất và tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch, giúp cơ thể tiêu diệt nấm hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, vitamin C còn có đặc tính chống viêm, giúp giảm ngứa rát và khó chịu do nấm bẹn gây ra.

Do đó, bạn hãy bổ sung đầy đủ vitamin C cho cơ thể bằng cách sử dụng những loại thực phẩm tự nhiên như cam, cà chua, dứa,... hoặc các loại thực phẩm chức năng bổ sung.

Vệ sinh vùng kín hàng ngày

Rửa sạch vùng bị nấm giúp loại bỏ bào tử nấm, loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và bã nhờn, giúp giảm ngứa rát, khó chịu do nấm bẹn gây ra, từ đó hạn chế nguy cơ lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể hoặc lây sang người khác.

Ngoài ra, việc vệ sinh thường xuyên sẽ giữ cho khu vực bị nấm khô thoáng và sạch sẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bôi thuốc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị khác phát huy hiệu quả tối ưu.

Vệ sinh kỹ lưỡng khu vực bị nhiễm là vô cùng quan trọng trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp chữa trị tự nhiên hoặc sử dụng thuốc nào để điều trị nấm bẹn. Bạn nên rửa khu vực bị nhiễm nấm bằng dung dịch vệ sinh 2 lần mỗi ngày.

Dùng giấm táo

Giấm táo có khả năng kháng khuẩn và chống nấm hiệu quả nhờ hàm lượng acid acetic và acid malic dồi dào, giấm táo có thể hỗ trợ điều trị nấm bẹn một cách an toàn và tự nhiên.

Bạn có thể pha 2 muỗng canh giấm táo vào nước ấm dùng để uống hoặc dùng để thoa lên da. Thực hiện điều này 3 lần mỗi ngày để đạt được kết quả mong đợi.

Giấm táo có chứa các chất có hoạt tính kháng khuẩn và chống nấm

Giấm táo có chứa các chất có hoạt tính kháng khuẩn và chống nấm

Dùng tinh dầu tràm trà

Dầu cây tràm có khả năng kháng nấm và kháng khuẩn tự nhiên. Bạn có thể trộn tinh dầu tràm trà với dầu dừa hoặc dầu oliu và thoa lên vùng bị nhiễm nấm khoảng 3-4 lần/ngày. Đây là một trong những phương pháp điều trị nhiễm nấm bẹn tại nhà hiệu quả nhất.

Tinh dầu tràm trà có khả năng kháng nấm và kháng khuẩn tự nhiên

Tinh dầu tràm trà có khả năng kháng nấm và kháng khuẩn tự nhiên

Dùng dầu dừa

Dầu dừa từ lâu đã được biết đến như một nguyên liệu dưỡng da an toàn và hiệu quả. Bên cạnh những công dụng làm đẹp, dầu dừa còn sở hữu khả năng chống nấm mạnh mẽ, do đó có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị nấm bẹn.

Dầu dừa chứa hàm lượng acid lauric dồi dào, một loại acid béo có đặc tính kháng khuẩn và chống nấm hiệu quả. Acid lauric có khả năng phá vỡ màng tế bào nấm, ức chế sự phát triển và tiêu diệt chúng.

Bạn có thể lấy một lượng dầu dừa vừa đủ, thoa đều lên vùng da bị nấm. Massage nhẹ nhàng cho đến khi dầu dừa thấm sâu vào da. Kiên trì sử dụng 2-3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Dầu dừa tự nhiên có tác dụng chống nấm mạnh mẽ

Dầu dừa tự nhiên có tác dụng chống nấm mạnh mẽ

Dùng nghệ

Hoạt chất chính trong nghệ là curcumin, được biết đến với khả năng chống viêm, kháng khuẩn và chống nấm hiệu quả. Curcumin ức chế sự phát triển của nấm, đồng thời kích thích da sản sinh tế bào mới, thúc đẩy quá trình phục hồi.

Ngoài ra, nghệ còn có đặc tính làm dịu da, giúp giảm ngứa rát, khó chịu do nấm bẹn gây ra. Bạn có thể sử dụng nghệ dưới dạng trà để uống hoặc dùng bôi ngoài da bằng cách giã nhuyễn củ nghệ tươi hoặc trộn bột nghệ với một ít nước để tạo thành hỗn hợp sệt.

Nghệ có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm mạnh

Nghệ có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm mạnh

Dùng gừng

Gingerol có trong gừng là một chất kháng nấm mạnh mẽ. Hãy bổ sung gừng vào chế độ ăn uống của bạn để giúp ngăn chặn và hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm nấm như Candida một cách hiệu quả. 

Gingerol có trong gừng là một chất kháng nấm mạnh mẽ

Gingerol có trong gừng là một chất kháng nấm mạnh mẽ

Dùng nha đam

Nha đam (lô hội) chứa lupeol, axit salicylic, urea nito, acid cinnamic, phenol và lưu huỳnh, đây là những chất có tác dụng ngăn ngừa nấm, vi khuẩn và virus. Ngoài ra, nha đam còn mang lại tác dụng làm dịu và tái tạo da bị tổn thương, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi da bị nhiễm nấm.

Lô hội chứa những chất có tác động ngăn chặn đối với nấm

Lô hội chứa những chất có tác động ngăn chặn đối với nấm

Dùng tỏi

Tỏi là một trong những loại gia vị có tính chống nấm và kháng khuẩn mạnh mẽ. Để điều trị nấm bẹn, bạn có thể nghiền nhuyễn vài củ tỏi, sau đó trộn với một ít dầu ô liu để tạo thành một hỗn hợp sệt và thoa lên khu vực bị nhiễm nấm trong khoảng 30 phút.

Tỏi là một trong những loại thảo dược chống nấm và kháng khuẩn mạnh mẽ

Tỏi là một trong những loại thảo dược chống nấm và kháng khuẩn mạnh mẽ

Dùng tinh dầu kinh giới

Dầu kinh giới, hay còn gọi là dầu thầu dầu có đặc tính kháng nấm tự nhiên giúp giảm ngứa, sưng tấy và đẩy lùi nấm hiệu quả.

Để điều trị nấm bẹn, bạn có thể trộn 1 vài giọt dầu kinh giới với dầu dừa hoặc dầu oliu và thoa lên vùng bị nấm thường xuyên để đạt được hiệu quả mong muốn. 

Dầu kinh giới chứa các chất chống nấm

Dầu kinh giới chứa các chất chống nấm

Dùng lá Neem

Lá Neem có đặc tính kháng nấm mạnh mẽ. Hãy đun sôi lá Neem trong nước từ 2 đến 3 phút, sau đó dùng dung dịch này để rửa sạch vùng da bị nhiễm nấm. Việc này không chỉ là cách điều trị nhiễm nấm tự nhiên mà còn mang lại cảm giác tươi mới và thoải mái cho da của bạn.

Lá Neem có đặc tính kháng nấm mạnh mẽ

Lá Neem có đặc tính kháng nấm mạnh mẽ

Dùng mật ong

Một phương pháp điều trị nhiễm nấm bẹn tại nhà đơn giản là sử dụng mật ong. Mật ong có chứa hydro peroxide giúp tiêu diệt nấm và vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Nhờ vào đặc tính trên, việc bôi mật ong thô trực tiếp lên vùng bị bệnh là phương pháp hiệu quả để trị nấm.

Phòng ngừa nhiễm nấm bẹn tái phát

Để ngăn ngừa và bảo vệ cho vùng bên dưới khỏi các tình trạng tổn thương như nhiễm nấm, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa đều rất quan trọng. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn duy trì sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề về da:

Vệ sinh vùng bẹn, vùng kín sạch sẽ hàng ngày

Vệ sinh sạch sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của các bệnh nấm và các nguy cơ mắc các vấn đề về da.

Bạn nên giữ khô ráo những vùng da nhạy cảm bằng cách lau khô vùng bẹn và phần bên trong đùi sau khi tắm hoặc vận động thể chất, tránh tạo môi trường lý tưởng cho vi nấm phát triển.

Vệ sinh sạch sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của các bệnh nấm

Vệ sinh sạch sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của các bệnh nấm

Thay đồ lót hàng ngày, chọn đồ lót có kích cỡ phù hợp

Vệ sinh là yếu tố quan trọng nhất để phòng ngừa nhiễm nấm. Thay quần lót ít nhất mỗi ngày một lần, hoặc thường xuyên hơn nếu bạn ra nhiều mồ hôi. Nên chọn loại quần lót làm từ cotton hoặc chất liệu thoáng khí để giữ cho da khô ráo và thoáng mát.

Lựa chọn chất liệu trang phục thoải mái cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Nên chọn quần lót và quần áo vừa vặn, tránh mặc quần áo ôm sát, vì chúng có thể gây cọ sát vào da, tạo điều kiện cho nấm phát triển.

Việc sử dụng quần áo từ các vật liệu thoáng khí sẽ giữ cho da khô ráo

Việc sử dụng quần áo từ các vật liệu thoáng khí sẽ giữ cho da khô ráo

Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác

Tránh chia sẻ đồ đạc, khăn tắm hoặc bất kỳ vật dụng cá nhân nào với người khác để ngăn chặn lây nhiễm nấm từ người này sang người khác.

Không dùng chung khăn tắm với người mắc bệnh nấm

Không dùng chung khăn tắm với người mắc bệnh nấm

Điều trị triệt để khi bị nấm da

Điều trị triệt để là cách tốt nhất để ngăn chặn tái phát và lây lan nấm. Khi có các dấu hiệu nhiễm nấm, bạn cần đến ngay bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác loại nấm và có phác đồ điều trị phù hợp. 

Điều trị triệt để giúp ngăn chặn tái phát và lây lan nấm một cách hiệu quả nhất

Điều trị triệt để giúp ngăn chặn tái phát và lây lan nấm một cách hiệu quả nhất

4 Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu triệu chứng của bệnh nấm bẹn không giảm đi sau 1-2 tuần mặc dù đã tuân thủ cẩn thận về vệ sinh da và sử dụng các loại thuốc, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế.

Hơn nữa, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức khi tình trạng nổi mụn nấm hay phát ban vẫn tiếp diễn mặc dù đã đang tiếp nhận điều trị y tế hoặc xuất hiện bất kỳ dấu hiệu tiến triển của nhiễm trùng da như sau:

  • Mụn lan rộng mặc dù đã được điều trị
  • Cảm thấy mức độ đau đớn càng ngày càng tăng
  • Nổi mụn lan rộng nhanh chóng
  • Xuất hiện mủ, hậu sản, hoặc các vết thương mở
  • Vạch đỏ kéo dài từ khu vực nhiễm nấm (viêm nang bạch huyết)
  • Sốt
  • Không cải thiện sau hai tuần điều trị trực tiếp liên tục

Khi có các dấu hiệu bệnh nấm bẹn như trên, bạn hãy đến các cơ sở y tế uy tín để nhận sự thăm khám và chỉ định điều trị tốt nhất từ bác sĩ và các chuyên gia y tế. Một số cơ sở y tế uy tín về da liễu bạn có thể tham khảo là:

  • Tại TP.HCM: Bệnh viện Da liễu TPHCM, khoa da liễu của Bệnh viện Khoa Gia An 115...
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung ương, khoa da liễu của Bệnh viện Bạch Mai...

Hãy thăm khám bác sĩ nếu tình trạng nhiễm nấm trở nên nghiêm trọng

Hãy thăm khám bác sĩ nếu tình trạng nhiễm nấm trở nên nghiêm trọng

Xem thêm

  • Bệnh hắc lào: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
  • Bệnh nấm móng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
  • Nấm âm đạo: Nguyên nhân và cách điều trị các chị em nên biết

Việc điều trị bệnh nấm bẹn đòi hỏi sự kiên nhẫn, kiên định và sự chăm chỉ trong việc thực hiện các biện pháp đề xuất. Hãy tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia y tế nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính