Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

11 tác dụng của vỏ quýt với sức khỏe bạn nên biết

Quýt là loại trái cây phổ biến, có mùi thơm và vị chua thanh nên được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh đó, vỏ quýt còn có thể mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu vỏ quýt có tác dụng gì qua bài viết dưới đây nhé.

1 Vỏ quýt là gì? Thành phần dinh dưỡng của vỏ quýt

Quýt là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trên toàn thế giới với lớp vỏ ngoài hơi sần sùi và một số phần cùi màu trắng bên dưới. Thông thường, vỏ quýt thường được loại bỏ trước khi ăn, tuy nhiên vỏ quýt lại chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. 

Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, 100g vỏ quýt sống gồm:

  • Calo: 97 kcal.
  • Chất đạm: 1,5g.
  • Canxi: 161g.
  • Kali: 212 mg.
  • Magie: 22 mg.
  • Vitamin C: 136 mg.
  • Vitamin A: 420 IU.

Ngoài ra, vỏ quýt còn giàu các hợp chất thực vật polyphenol, các chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát nhiều tình trạng mãn tính. Hơn nữa, gần 90% tinh dầu trong vỏ quýt chứa limonene có đặc tính chống viêm và chống ung thư, đặc biệt chống cả ung thư da.

Vỏ quýt chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể

Vỏ quýt chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể

2 Các tác dụng của vỏ quýt với sức khỏe

Chăm sóc da

Vỏ quýt chứa nhiều chất chống oxy hóa, từ đó giúp cơ thể, đặc biệt là làn da chống lại các gốc tự do, giảm nếp nhăn và tình trạng da chảy xệ.

Hơn nữa, hàm lượng vitamin C dồi dào trong vỏ quýt có thể giúp làm sạch sâu, thông thoáng lỗ chân lông và loại bỏ dầu thừa trên da. Ngoài ra, vitamin còn có thể giúp làm sáng da và giảm các đốm đen hoặc vết thâm trên da, mang lại làn da khỏe đẹp, rạng rỡ hơn.

Vitamin trong vỏ quýt giúp làm sáng da, mang lại làn da khỏe đẹp, rạng rỡ hơn

Vitamin trong vỏ quýt giúp làm sáng da, mang lại làn da khỏe đẹp, rạng rỡ hơn

Giảm cân

Vỏ quýt cũng như cam là một thực phẩm ít calo nên thường được bổ sung vào chế độ ăn kiêng để giảm cân. Vỏ quýt còn có chứa vitamin C giúp đốt cháy chất béo thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. 

Ngoài ra, vỏ quýt là nguồn cung cấp pectin - một chất xơ hòa tan tự nhiên làm giảm sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. Đồng thời, tiêu thụ vỏ quýt còn giúp điều chỉnh sự thèm ăn và ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều.

Vỏ quýt chứa ít calo nên có thể mang lại hiệu quả giảm cân

Vỏ quýt chứa ít calo nên có thể mang lại hiệu quả giảm cân

Giảm các triệu chứng dị ứng

Các hợp chất hoạt động trong vỏ quýt như phenol, flavonoid, các chất chống oxy hóa,... có tác dụng điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Từ đó có thể ngăn chặn các phản ứng dị ứng và tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể.

Các hợp chất trong vỏ cam có thể ngăn chặn các phản ứng dị ứng

Các hợp chất trong vỏ quýt có thể ngăn chặn các phản ứng dị ứng

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Vỏ quýt có chứa các yếu tố ngăn cản enzyme trimethylamine (TMA) hoạt động bình thường. Từ đó làm thay đổi hệ thực vật đường ruột và hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, vỏ quýt rất giàu flavonoid hesperidin có đặc tính chống viêm, mang lại khả năng bảo vệ, giảm mức độ của yếu tố nguy cơ và chống lại bệnh tim mạch. Đồng thời, các flavon polymethoxylated trong vỏ quýt còn có thể làm giảm cholesterol hiệu quả, cải thiện sức khỏe tim mạch.

Hesperidin trong vỏ quýt có đặc tính chống viêm, giảm yếu tố nguy cơ và chống lại bệnh tim mạch

Hesperidin trong vỏ quýt có đặc tính chống viêm, giảm yếu tố nguy cơ và chống lại bệnh tim mạch

Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Vỏ quýt có thể làm sạch phổi bằng cách hỗ trợ loại bỏ tắc nghẽn do đờm. Từ đó chống lại tình trạng suy hô hấp và cũng được cho là có hiệu quả trong điều trị bệnh hen suyễn. 

Hơn nữa, vỏ quýt cũng chứa lượng lớn histamine, các chất chống oxy hóa giúp làm giảm các biến chứng hô hấp khác nhau như viêm phế quản, cảm lạnh, cúm và ung thư phổi. Do đó, khi uống chiết xuất vỏ quýt trong trà hoặc ở dạng bột có thể làm dịu chứng viêm ở đường hô hấp.

Vỏ quýt có thể chống lại tình trạng suy hô hấp, hiệu quả trong điều trị bệnh hen suyễn

Vỏ quýt có thể chống lại tình trạng suy hô hấp, hiệu quả trong điều trị bệnh hen suyễn

Cải thiện sức khỏe tiêu hóa

Vỏ quýt chứa lượng lớn chất xơ có thể giúp điều hòa nhu động ruột, hạn chế táo bón. Đồng thời, có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa như ợ chua, khó tiêu, đầy hơi và hội chứng ruột kích thích.

Vỏ quýt chứa lượng lớn chất xơ có thể giúp điều hòa nhu động ruột, cải thiện tiêu hóa

Vỏ quýt chứa lượng lớn chất xơ có thể giúp điều hòa nhu động ruột, cải thiện tiêu hóa

Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao trong vỏ quýt mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống miễn dịch. Từ đó giúp cơ thể chống lại mầm bệnh và nhiễm trùng gây ra các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh và cúm.

Hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa trong vỏ quýt mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống miễn dịch

Hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa trong vỏ quýt mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống miễn dịch

Ngăn ngừa ung thư

Một nghiên cứu năm 2020 nhận thấy rằng flavonoid và polyphenolic trong vỏ quýt có hiệu quả trong các chu trình giải độc chất gây ung thư, loại bỏ các gốc tự do, kiểm soát sự tiến triển của chu kỳ tế bào. Từ đó giúp ức chế tăng sinh tế bào, ngăn ngừa sự khởi phát  ung thư và giảm hoạt động của gen gây ung thư.

Các hợp chất flavonoid trong vỏ quýt cũng có tác dụng cản trở protein gây ung thư (RLIP76) trong tế bào. Hơn nữa, hợp chất limonene cũng có tác dụng ngăn chặn sự hình thành tế bào khối u và giảm nguy cơ ung thư.

Flavonoid và polyphenolic trong vỏ quýt có hiệu quả ngăn ngừa ung thư

Flavonoid và polyphenolic trong vỏ quýt có hiệu quả ngăn ngừa ung thư

Cải thiện sức khỏe răng miệng

D-limonene trong vỏ quýt có thể mang lại tác dụng làm giảm vết ố trên răng, thậm chí do hút thuốc. 

Bạn có thể sử dụng vỏ quýt để làm trắng răng và cải thiện sức khỏe răng miệng theo các cách sau:

  • Cách 1: Sử dụng phần trắng của vỏ quýt chà lên răng trong 2 - 3 phút, sau đó súc miệng và có thể lặp lại 2 lần/ngày.
  • Cách 2: Sử dụng bột vỏ quýt trộn với một ít nước tạo thành hỗn hợp sệt. Sử dụng hỗn hợp để đánh răng 2 lần/ngày trong 2 tuần để nhận thấy hiệu quả.

Ngoài ra, sử dụng vỏ quýt chưa qua chế biến còn có thể nhai để trị hôi miệng. Tuy nhiên, nên đánh lại răng sau khi sử dụng và không áp dụng quá thường xuyên vì axit trong cam quá nhiều có thể sẽ không tốt cho men răng.

D-limonene trong vỏ quýt có thể mang lại tác dụng làm giảm vết ố trên răng

D-limonene trong vỏ quýt có thể mang lại tác dụng làm giảm vết ố trên răng

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Pectin - chất xơ hòa tan trong vỏ quýt có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu tăng đột biến, mang lại nhiều lợi ích cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2014 đã báo cáo rằng sử dụng chiết xuất vỏ quýt trong trị liệu có thể giúp ngăn ngừa bệnh thận do tiểu đường.

Pectin trong vỏ quýt giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, kiểm soát bệnh tiểu đường

Pectin trong vỏ quýt giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, kiểm soát bệnh tiểu đường

Giúp tóc khỏe và bóng mượt

Vỏ quýt kết hợp với giấm táo có thể được sử dụng để tạo ra nước xả tóc, từ đó có thể mang lại vẻ bóng mượt, khỏe mạnh của mái tóc. 

Bạn có thể chuẩn bị nước xả bằng cách:

  • Ngâm vỏ quýt vào giấm táo trong 2 ngày. 
  • Sau đó, lấy vỏ quýt ra. Thêm nước vào để pha loãng giấm (tỷ lệ nước và giấm táo khoảng 3:1). 
  • Sau khi gội đầu, sử dụng hỗn hợp giấm và vỏ quýt xịt lên tóc có thể loại bỏ gàu, đồng thời giúp mái tóc bóng mượt, khỏe mạnh.

Vỏ quýt kết hợp với giấm táo giúp tóc khỏe và bóng mượt

Vỏ quýt kết hợp với giấm táo giúp tóc khỏe và bóng mượt

3 Cách ăn vỏ quýt đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà

Bạn có thể sử dụng vỏ quýt theo nhiều cách sau để hạn chế tình trạng khó chịu cho dạ dày:

  • Luộc vỏ và sử dụng trong các loại nước sốt, món hầm khác nhau.
  • Thái nhỏ vỏ quýt thành miếng dài, mỏng, thêm vào các món salad hoặc sinh tố.
  • Làm kẹo hoặc dùng để làm mứt cam.
  • Pha trà từ vỏ quýt.
  • Làm khô vỏ, sau đó nghiền thành bột và có thể thêm vào thực phẩm, đồ uống và thậm chí cả nước tắm.

Tuy nhiên, bạn nên rửa quýt sạch với nước trước khi sử dụng vỏ để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn,... hạn chế những hậu quả không đáng có.

Bạn có thể sử dụng vỏ quýt theo nhiều cách khác nhau

Bạn có thể sử dụng vỏ quýt theo nhiều cách khác nhau

4 Lưu ý khi sử dụng vỏ quýt

Thuốc trừ sâu

Thuốc trừ sâu thường được sử dụng để bảo vệ khỏi nấm mốc và côn trùng. Việc tiêu thụ thuốc trừ sâu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe như rối loạn chức năng hormone, tăng nguy cơ ung thư,...

Các nghiên cứu đã phát hiện ra bên trong quả cam có hàm lượng thuốc trừ sâu rất thấp nhưng vỏ chứa lượng thuốc trừ sâu cao hơn. Do đó, nên rửa cam dưới nước nóng trước khi sử dụng để giảm thiểu lượng thuốc trừ sâu vào cơ thể.

Nên rửa quýt dưới nước nóng trước khi sử dụng để giảm lượng thuốc trừ sâu vào cơ thể

Nên rửa quýt dưới nước nóng trước khi sử dụng để giảm lượng thuốc trừ sâu vào cơ thể

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Vỏ quýt có kết cấu dai với hàm lượng chất xơ cao nên khi tiêu thụ có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa và gây khó chịu cho dạ dày như đầy hơi, co thắt ruột,...

Tiêu thụ vỏ quýt có thể gây khó chịu cho dạ dày

Tiêu thụ vỏ quýt có thể gây khó chịu cho dạ dày

Mùi vị

Bên cạnh có kết cấu dai, khô, vỏ quýt còn có vị đắng. Từ đó có thể khiến vỏ quýt trở nên kém hấp dẫn và đôi khi gây khó chịu cho người tiêu thụ.

Bên cạnh có kết cấu dai, khô, vỏ quýt còn có vị đắng

Bên cạnh có kết cấu dai, khô, vỏ quýt còn có vị đắng

Các tác dụng phụ thường gặp

Thành phần synephrine trong vỏ quýt có tác dụng kích thích cơ thể. Tuy nhiên, khi nguồn năng lượng đó được tiêu thụ hết lại khiến cơ thể kiệt sức và mệt mỏi. Do đó, khi sử dụng quá nhiều vỏ quýt có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Đau đầu.
  • Gặp các vấn đề với tầm nhìn và thị lực.
  • Cơ thể suy nhược.

Bạn có thể bị đau đầu khi sử dụng quá nhiều vỏ quýt

Bạn có thể bị đau đầu khi sử dụng quá nhiều vỏ quýt

Xem thêm:

  • 17 tác dụng của tinh dầu chanh đối với sức khỏe bạn cần biết
  • 12 tác dụng của Xuyên tâm liên đối với sức khỏe bạn cần biết
  • Lá mơ có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng lá mơ

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thêm những thông tin bổ ích về vỏ quýt cũng như những tác dụng mà vỏ quýt mang lại cho cơ thể. Chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính